III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM:
4. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ hơn nữa cho tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần:
Đề cao trách nhiệm của Ban chỉ đạo Cổ phần hóa, Ban này không chỉ có chức năng đôn đốc và kiểm tra quá trình cổ phần hóa mà còn phải hết sức coi trọng hướng dẫn thực hiện các công việc của quá trình này và trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của mình.
Đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần có nguồn gốc từ DNNN.
Coi trọng việc sử dụng các tổ chức và cá nhân làm tư vấn cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc triển khai các công việc của quá trìh chuyển DNNN thành công ty cổ phần cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động của nó sau khi chuyển đổi.
- Cổ phần hóa DNNN là công tác được tiến hành lâu dài. Bởi vậy, để tiến hành công tác này một cách hiệu quả cần đổi mới Ban chỉ đạo Cổ phần hóa DNNN hoạt động có tính chất chuyên trách. Ban này có trách nhiệm trực tiếp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến chuyển DNNN thành công ty cổ phần và những vấn đề hậu Cổ phần hóa.
4. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ hơn nữa cho tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần: cổ phần:
- Để công cuộc cổ phần hóa thực sự đi vào đúng quỹ đạo, việc tạo dựng khung pháp lý đầy đủ và thuận lợi cũng hết sức cần thiết. Chúng ta cần phải sửa đổi nội dung các văn bản pháp quy về cổ phần hóa trước đây cũng như ban hành các văn bản mới sao cho thật phù hợp với tình hình hiện nay. Nhà nước và chính phủ nên ban hành những tài liệu đầy đủ và hoàn chỉnh về công tác cổ phần hóa: từ các văn bản mang tính chủ trương chính sách, các văn bản pháp lý cho tới những hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các bước cổ phần hóa một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Thực ra như đã nói ở trên, trong số các doanh nghiệp muốn cổ phần hóa, có tình trạng các cấp lãnh đạo không nắm rõ mình phải làm gì, làm theo trình tự nào, làm như thế nào làm cho tiến trình cổ phần hóa bị chậm lại.
- Như vậy một mặt cần thêm các văn bản để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ về cổ phần hóa, mặt khác tránh ban hành quá nhiều văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, rối rắm như
trước đây, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như hầu hết các nghị định của Chính phủ về cổ phần hóa khi ban hành đều có sửa đổi so với tình hình thực tế, sau một thời gian ngắn áp dụng lại tiếp tục sửa đổi bổ sung vì không còn phù hợp. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, đây là một khó khăn ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp. Vì vậy cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành các văn bản sao cho các văn bản này thực sự tạo được môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định tạo thuận lợi cho quá trình Cổ phần hóa.