- p/á trị giá hàng bị trả lại nhờ bên mua giữ hộ
CHƯƠNG V: DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒ
CHƯƠNG VII: XÁC ĐỊNH GIÁ GỐC HÀNG BÁN (4 PHƯƠNG PHÁP) 7.1 Các phương pháp xác định giá gốc hàng bán
7.1 Các phương pháp xác định giá gốc hàng bán
Việc tính giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào đơn giá mua của hàng hoá trong các thời kì khác nhau. Nếu hàng hoá được mua với đơn giá ổn định từ kỳ này sang kỳ khác thì việc tính giá trị hàng tồn kho sẽ rất đơn giản. Nhưng nếu hàng hoá giống nhau được mua với đơn giá khác nhau thì cần phải xác định xem cần sử dụng đơn giá nào để túnh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Có 4 phương pháp thường được sử dụng để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này doanh nghiệp phải biết được các đơn vị hàng hoá tồn kho và các đơn vị hàng hoá xuất bán thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất trong các phương pháp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với các doanh nghịêp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại, hàng có giá trị cao như các mặt hàng trang sức đắt tiền, ô tô, xe máy....
Phương pháp giá bình quân gia quyền:
Phương pháp này được áp dụng khi không xác định được hàng tồn kho thuộc lần mua nào? Trong trường hợp này phải xác địng đơn giá mua bình quân của từng loại hàng hoá hiện có theo công thức sau:
Sau đó xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức:
Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ = Số lượng HH TKCK * Đơn giá mua bình quân (mặt hàng)
Khi sử dụng phương pháp này trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ chịu ảnh hưởng bởi giá của hàng tồn kho đầu kỳ và giá mua của hàng hoá trong kỳ. Như vậy phương pháp này có khuynh hướng che giấu sự biến động của giá.
Phương pháp này được giả định hàng hoá nào nhập không trước thì xuất bán trước. Do đó hàng hoá tồn kho cuối kỳ là những hàng hoá mới mua vào và giá trị hàng hoá tồn kho được tính theo giá mua lần cuối.
Với phương pháp này trị giá hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát với giá thực tế.
Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Ngược lại với phương pháp nhập trước, xuât trước, phương pháp này giả định hàng bán ra là những hàng hoá vừa mới được mua vào. Do đó hàng tồn kho cuối kỳ là những hàng tồn đầu kỳ và là hàng mua cũ nhất. Phương pháp này được thừa nhận trong cả trường hợp hàng hoá không vận động theo trình tự nhập sau, xuất trước.
Cơ sở của phương pháp là do doanh nghiệp kinh doanh liên tục, phải có hàng hoá thay thế được mua vào. Như vậy việc bán hàng đã tạo ra sự thay thế của hàng hoá. Nếu chi phí và thu nhập tương xứng với nhau thì giá trị vốn của hàng hoá thay thế phải phù hợp với doanh số đã gây ra sự thay thế này. Do vậy chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng hoá thay thế. Thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Trong một thị trường ổn định, giá cả không thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì các phương pháp trên đều cho cùng một kết quả. Nên việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào để tính hàng tồn kho không quan trọng lắm. Nhưng nếu thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì các phương pháp này lại cho kết quả khác nhau và sẽ có ảnh hưởng nhất định đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phải thể hiện công khai trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời theo nguyên tắc nhất quán phương pháp đó phải sử dụng thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác. Nhờ đó có thể kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh được chính xác.