VI. Hạn chế và giải pháp khắc phục.
2. Giải pháp.
2.8. Một số giải pháp khác.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI.
43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.
- Xem xét điều chỉnh các rào cản đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành dịch vụ mà Việt Nam đang có nhu cầu, đồng thời xây dựng rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để lựa chọn dự án.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến phức tạp và những tác động không thuận của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế đất nước ta, song triển vọng ĐTNN tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.
- Cần đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá, áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: Trước mắt, phải thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí cảng biển, phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rà soát có hệ thống các loại phí, lệ phí đang áp dụng liên quan đến quá trình hoạt động của DN đầu tư nước ngoài, bãi bỏ các loại phí không cần thiết. Giảm các chi phí đầu vào như điện, viễn thông, dịch vụ cảng... các chí phí đầu vào này cần giảm bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Kiến nghị sửa đổi những bất hợp lý về thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến đầu tư nước ngoài. - Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ: Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ,
mạnh sản xuất - kinh doanh. Vì vậy, việc kết hối ngoại tệ sẽ gây ra sự hạn chế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó việc tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện là việc cần thiết. Đồng thời, sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm, cho phép các DN tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài, được cho các nhà đầu tư FDI thuê lại đất trong thời hạn cấp quyền sử dụng đất. Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của DN nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam, cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn, để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn.