Tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu fdi và thực trạng đầu tư fdi vào việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

2.1. Về bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Vốn FDI chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Trong thời kỳ đầu các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh. Vốn góp của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị, công nghệ… Do đó vốn đầu tư bằng tiền là chưa cao. Mặt khác các nước có tiềm lực như Anh, Mỹ… khi đầu tư vào Việt Nam vẫn thận trọng nên vốn đầu tư là chưa cao.

2.2. Về chuyển giao công nghệ.

Về phương thức chuyển giao công nghệ: được thực hiện thông qua các hình thức: liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hợp tác kinh doanh. Nhưng chủ yếu vẫn là hình thức liên doanh. Tuy vậy, phương thức chuyển giao này vẫn gặp khó khăn.

Thứ nhất: Việc thành lập doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện chủ yếu giữa doanh nghiệp Nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài

Thứ hai: Chính sách bảo hộ của Việt Nam với việc sản xuất trong nước khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc chuyển giao công nghệ.

Về đối tác chuyển giao công nghệ chủ yếu là các nước châu Á và chủ yếu đầu tư vào công nghệ nhẹ (may mặc…); xây dựng văn phòng… nên việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Về mặt công nghệ, công nghệ chuyển giao vào Việt Nam thường là công nghệ cũ và lạc hậu. Do chính sách về chuyển giao công nghệ còn lỏng lẻo, hạn chế.

khấu hao hết.

2.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường.

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là do chuyển giao công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ hoặc đã khấu hao hết. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã biến Việt Nam trở thành "bãi thải công nghệ, máy móc thiết bị" do nước ngoài thải ra. Những thiết bị công nghệ lạc hậu khi được sử dụng tại Việt Nam gây tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.

2.4. Về lao động.

Bên cạnh những mặt tích cực do đầu tư nước ngoài mang lại như giải quyết việc làm, cải thiện môi trường làm việc, tăng thu nhập cho người lao động… thì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động đang trở thành một vấn đề xã hội nhiều người quan tâm. Nhà đầu tư nước ngoài và mục tiêu lợi nhuận cao đã không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật lao động: thời gian làm việc cách đối xử với người lao động, trả lương… Những việc làm này đã gây phản ứng trong dư luận xã hội, gây nên những cuộc đình công không cần thiết và làm mất trật tự an toàn xã hội. Đã có nhiều cuộc đình công đã xảy ra tại các công ty đầu tư của Đài Loan, Hàn Quốc do các ông chủ người nước ngoài ở đây ngược đãi người lao động.

2.5. Cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý dẫn đến bóp méo cơ cấu kinh tế.

Trên thực tế, tác động của vốn FDI đối với cơ cấu kinh tế của Việt Nam còn nhiều điểm bất hợp lý. Sự tác động này có thể nhìn nhận trên khía cạnh cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế và địa bàn đầu tư.

2.5.1. Theo ngành kinh tế.

Vốn đầu tư FDI chủ yếu được đầu tư vào công nghiệp. Tỷ trọng đầu tư tập trung vào ngành này về quy mô đầu tư cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cải thiện cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào chất lượng vốn đầu tư trong từng lĩnh

hiện đại hoá là chưa đạt yêu cầu. Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp nặng thấp hơn so với vốn đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ (trừ lĩnh vực dầu khí): công nghiệp chế biến chiếm 70,9% tổng số vốn đăng ký của cả ngành công nghiệp. So với ngành công nghiệp, vốn đầu tư vào ngành dịch vụ còn thấp, chiếm 24,22% tổng vốn thực hiện (1988-306/2006 - nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Hơn nữa, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nông - lâm - ngư còn rất hạn chế, chiếm 6,74% tổng vốn thực hiện (1988- 30/6/2006) và không ngừng giảm từ 21,6% (1988-1990) xuống 14,3% (1991-1995) và chỉ còn 3% (1996-2000) chưa đáp ứng được nhu cầu của chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mặt khác, số dự án thành công không nhiều do gặp rủi ro về thiên tai, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa xây dựng được quan hệ hợp đồng dài hạn cùng có lợi cho người nông dân.

2.5.2. Theo địa bàn đầu tư.

Vốn đầu tư vấn chủ yếu tập trung vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng. Số vốn FDI đổ vào các tỉnh này chiếm trên 80% tổng FDI của cả nước. Ngược lại, vốn đầu tư giành cho các vùng có điều kiện khó khăn thì rất thấp. Sự chênh lệch vốn đầu tư giữa các vùng góp phần đào sâu thêm khoảng cách về trình đọ phát triển và thu nhập.

2.6. Hoạt động FDI làm gia tăng khoảng cách thu nhập.

Hệ số GINI (phản ánh sự bất bình đẳng trong thu nhập, càng cao càng bất bình đẳng) của cả nước tăng từ 0,34 năm 1995 lên 0,37 năm 2005; Trong đó, thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, vùng phát triển tăng nhanh hơn vùng kém phát triển. Tỷ lệ nghèo giảm nhưng không đều còn 10% ở Đông Nam Bộ so với 51,8% ở Tây Nguyên. Một cách cụ thể hơn:

- Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: 20% dân thành thị làm ra 70% GDP, tỷ trọng khu vực dịch vụ ở thành thị là 60%, ở nông thôn chỉ là 15%. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn tăng từ 6 lên 8 lần.

càng tăng về nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội: tốc độ tăng trưởng gấp 2 lần; mức thu nhập bình quân 2 lần; thu ngân sách 4 lần; nước sạch 1,5 lần; điện, truyền hình 1,3 lần.

- Giữa các tầng nhóm thu nhập: Chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất là 8 lần; chỉ số về giáo dục là 6 lần; chỉ số y tế, sức khỏe 4 lần; chỉ số về nhà ở, điện nước là 10,4 lần; thiết bị đồ dùng gia đình 7,6 lần; bưu điện 15,8 lần; vui chơi giải trí gấp 95 lần.

- Chênh lệch thu nhập giữa lao động và làm việc trong khu vực FDI với lao động khác: Lương của lao động trong khu vực FDI gấp 1,2-2 lần so với lao động khác.

Tất nhiên, không thể hoàn toàn đổ lỗi gây ra hậu quả trên là do khu vực FDI, nhưng ở một mức độ nào đó là có cơ sở. Bởi vì, một mặt FDI sẽ góp phần làm giàu lên cho địa phương hay lĩnh vực mà nó đầu tư. Mặt khác nó lại chỉ ưa thích những địa phương, lĩnh vực có điều kiện hấp dẫn, đó phần lớn lại rơi vào những nơi đã sẵn khá giả. Những vùng khó khăn thì mãi trong vòng luẩn quẩn: vì nghèo nên không được đầu tư và vì không được đầu tư nên vẫn hoàn nghèo.

Một phần của tài liệu fdi và thực trạng đầu tư fdi vào việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)