6. Kết cấu của luận văn
2.2. Trƣờng hợp Nam quốc địa dư 南國地輿 Hán văn địa lý canh
tân yêu nƣớc
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục hình thành trong bối cảnh của Phong trào Duy Tân mạnh mẽ đầu thế kỉ XX, và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1907. Đây được coi là “mốc quan trọng trong việc chuyển biến văn hóa Việt Nam từ phạm trù Trung đại sang phạm trù cận hiện đại” [Chương Thâu, Tr66].
Nam quốc địa dư 南國地輿 của Lương Trúc Đàm được biên soạn đầu năm 1907. Sách được in ra vừa để làm sách giáo khoa cho trường Đông Kinh Nghĩa Thục, vừa làm tài liệu cổ động tinh thần yêu nước nhằm chấn hưng tinh thần tự cường dân tộc trong quần chúng rộng rãi.
2.2.1. Tác giả Lƣơng Trúc Đàm (1879 – 1908).
Theo Chương Thâu trong cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục và Phong trào Cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX: “Lương Trúc Đàm vốn tên ban đầu là Lương Ngọc Liệu. Trúc Đàm là tên hiệu và cũng là tên ông khai sau này đi thi. Ông là con trai cả của cụ Lương Văn Can, thục trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục. Trúc Đàm là người thông minh hiếu học và sớm có tinh thần dân tộc. Ông được cụ cử Lương Văn Can dạy dỗ cẩn thận nên đi thi lần đầu, ông đã đỗ ngay cử nhân (1903). Lúc đầu ông định ở nhà dạy học như cha mình, nhưng sau để tránh bị bọn cầm quyền gây khó dễ cho gia đình, vốn là nơi hay có sự lui tới của các nhà nho yêu nước thời bấy giờ, ông đành nhận chức Hậu bổ tại tỉnh Hà Đông.
Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập, ông liền tích cực tham gia. Ông là một trong những người đầu tiên đi diễn thuyết tuyên truyền cổ động cho phong trào yêu nước lúc đó. Ông có chân trong Ban giáo dục và Ban tu thư của Đông Kinh Nghĩa Thục. Quyển Nam quốc địa dư chính là quyển sách tập hợp những bài giảng cua ông đã giảng dạy ở các lớp của nhà trường.
Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa. Lương Trúc Đàm cũng bị bệnh, sức khỏe ngày một sút kém, phải về quê Nhị Khê tiếp tục điều trị, nhưng không qua khỏi. Ông mất tại đây ngày 1 tháng 6 năm 1908”. [Chương Thâu, 1982, Tr243 – 244]
Như vậy, Có thể nói Lương Trúc Đàm là người có công đóng góp rất lớn đối với nhà trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông đã đứng trên lập trường yêu nước để diễn thuyết cổ động tân học. Các bài giảng về địa lý của ông đã được chỉnh sửa và tập hợp lại trong cuốn Nam quốc địa dư 南國地輿 được chính quyền thực dân cho phép in và phổ biến rộng rãi.
2.2.2. Văn bản và kết cấu của Nam quốc địa dư 南國地輿
Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, Sách Nam quốc địa dư 南國地輿 gồm có 1 quyển. Hiện nay còn lưu giữ 6 bản trong đó có 3 bản in, 1 bản viết. Mỗi bản có 1 lời tựa, 1 phàm lệ, 1 mục lục. Sách được in vào năm Duy Tân Mậu Thân (1908). Theo Chương Thâu và Trần Văn Giáp thì
Nam quốc địa dư 南國地輿 được in ván gỗ, giấy bản thường (khổ 26x15), gồm 78 tờ, 1 tờ 2 trang, 1 trang 8 dòng, 1 dòng 24 chữ, khắc in rõ ràng theo lối truyền thống đọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. [Trần Văn Giáp, 2003], [Chương Thâu].
Tuy nhiên, khi khảo sát chúng tôi thấy: hiện nay tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn các bản in có kí hiệu sau: VHv.173, 158tr, 26,5x15; VHv.1725, 154tr, 26,5x15; A.75, 160 tr, 27,5x15,5 và bản chép tay: VHv. 2102, 182 tr, 29,5x17 (chép tay theo bản VHv.173) với bản phim MF.44 (A.75). Đồng thời, khi tiến hành so sánh nội dung chúng tôi chọn cuốn Nam quốc địa dư 南國地輿 kí hiệu VHv.173, 158 trang làm tài liệu nghiên cứu vì sách ghi đầy đủ và rõ ràng hơn cả.
Trang bìa của sách có ghi chữ 南國地輿 Nam quốc địa dư to ở giữa. Bên phải đề niên đại: 維新戊申冬 Duy Tân Mậu Thân đông - mùa đông năm Mậu Thân, đời vua Duy Tân (1908)). Phía dưới bên tay trái có ghi: 舉人
梁竹覃撰 cử nhân Lương Trúc Đàm soạn. Sách có đánh dấu của thư viện vào các năm 1974, 1986, 1991, 1997.
Về bố cục của sách bao gồm: phần 新訂南國地輿教科書序 Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư tự; 凡例 Phàm lệ; 教科目錄 Giáo khoa mục lục; 全國例省Toàn quốc lệ tỉnh. Sau đó, sách chia thành 20 tiết; sau là phần 近今省道屯所民數記略 Cận kim tỉnh, đạo, đồn, sở dân số kí lược (ghi về dân số các đồn, sở, các đạo, các tỉnh gần đây - Sách ghi đầy đủ từ Bắc vào Nam, từ Lào Cai đến Hà Tiên). Sau cùng là phần 附 Phụ:
三圻蠻土人種 Tam kỳ man thổ nhân chủng (Giống người Mán và Thổ ở Tam Kỳ). Trong đó, ghi tên các dân tộc thiểu số ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tuy sự ghi chép còn sơ sài nhưng ngần ấy cũng đủ cung cấp cho ta một cái nhìn bao quát về các dân tộc thiểu số ở nước ta. Sau cùng có chép bài ca về các dân tộc ít người ở Trung Bộ của Trương Vĩnh Ký (còn gọi là Sĩ Tái) như sau: “次 一 風 土 洞 占 精, � 呵 � � 坦 芒 清, 次 � 迷 江 中 突 �, 次 � � � 縣 山 爭, � 鐸 崇 � � 處, � 吹 落 洞 � � 猩,稚 � 學 識 � 記 劄,士 塞 編 記 � 惕 輕 - Thứ nhất phong thổ động chiêm tinh, hai Khà, ba Bạng đất Mường Thanh, thứ bốn Mê Giang trung Đột Bãi, thứ năm Suối Tóc huyện Sơn Tranh, sáu Đạc, bảy Sòng, mười hai xứ, Tám Xuy lạc động núi Hùm Tinh, Trẻ già học thức nên ghi chép, Sĩ Tái biên ghi chớ rẻ khinh”.
Ngoài ra phàm lệ sách có ghi rằng “一讀地誌不可不參考地圖. 但草創之初, 未能每省之下各各印成圖本, 另有設色全圖一幅, 可 與是編相輔而行 - nhất độc địa chí bất khả bất tham khảo địa đồ. Đãn thảo sáng chi sơ, vị năng mỗi tỉnh chi hạ, các các ấn thành đồ bản, lánh hữu thiết sắc toàn đồ nhất bức, khả dữ thị biên tương phụ nhi hành – Khi đọc địa chí thì không thể không tham khảo bản đồ. Ban đầu (tôi) vẽ qua loa, chưa thể làm mỗi tỉnh 1 tấm được, chỉ có thể vẽ (cả nước) một bức tô màu, phụ với sách này mà thôi”. [NQĐD, Tr4] Như vậy, Theo như tác giả phần phụ lục của
sách này còn có một bản đồ kèm theo, nhưng hiện nay tại các thư viện lưu trữ không thấy còn.
STT Tên mục - tiết Trang Nội dung
1 新訂南國地輿教科書序
Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư tự 1
Nêu nên tầm quan trọng của vấn đề dạy, học địa lý.
2 凡例
Phàm lệ 3
Nam quốc địa dư được biên soạn theo phương pháp mới nhằm kích lệ tư tưởng quốc gia.
3 教科目錄 Giáo khoa mục lục 5 Ghi mục lục cuốn sách 4 全國例省 Toàn quốc lệ tỉnh 6
Liệt kê các tỉnh trên toàn quốc từ Cao Bằng xuống đến Hà Tiên: Bắc Kỳ (24 tỉnh, 2 thành phố), Trung Kỳ (13 tỉnh, 1 thành phố), Nam Kỳ (20 tỉnh, 3 thành phố); ghi số phủ huyện, tổng xã rất cụ thể. 5 第 一節 岡域 Đệ nhất tiết: Cương vực 9
Trình bày giới hạn nước ta
6 第二節 區晝 Đệ nhị tiết: Khu trú 9 - Hình thể - Các khu vực 7 第三節 地勢
Đệ tam tiết: Địa thế 11
- Địa hình từ bắc và nam
8 第四節 山岡
Đệ tứ tiết: Sơn cương
13
- Liệt kê các dãy núi cao ở cả 3 kỳ
9 第五節 江河
Đệ ngũ tiết: Giang hà
16
10 第六節 湖潭 Đệ lục tiết: Hồ đàm - Hệ thống các hồ đầm 11 第七節 海岸 Đệ thất tiết: Hải ngạn 38
- Các đường bờ biển, cửa biển, cửa khẩu
12 第八節 氣候
Đệ bát tiết: Khí hậu
53
- Trình bày về khí hậu
13 第九節 人民
Đệ cửu tiết: Nhân dân
59
- Vấn đề nhân dân
14 第什節 人物
Đệ thập tiết: Nhân vật 60
- Liệt kê các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc đầy niềm tự hào.
15 第十一節 政体
Đệ thập nhất tiết: Chính thể
63
- Trình bày chế độ chính trị trong nước
16 第十二節 兵政
Đệ thập nhị tiết: Binh chính
66
- Vấn đề quân đội
17 第十三節 財政
Đệ thập tam tiết: Tài chính
87
- Quản lí và chi tiêu tài chính
18 第十四節 民政
Đệ thập tứ tiết: Dân chính
97
Quản lí nhân dân
19 第十五節 教育
Đệ thập ngũ tiết: Giáo dục
98
Hệ thống giáo dục trong nước
20 第十六節 產物
Sản vật 99
21 第十七節 農工商藝
Đệ thập thất tiết: Nông Công Thương nghệ 102
Thực trạng, khó khăn và những thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và công nghệ ở nước ta.
22 第 十八節 鐵路
Đệ thập bát tiết: Thiết lộ 107
Liệt kê các đường sắt trong nước
23 第十九節 航路
Đệ thập cửu tiết: Hàng lộ 115
- Liệt kê các đường bộ vận chuyển hàng hóa
24 第二十節 邮電
Đệ nhi thập tiết: Bưu điện 117
- Thực trạng bưu chính, chuyển phát tin
25 近今省道屯所民數記略
Cận kim tỉnh, đạo, đồn, sở dân số kí lược 119
- Tóm tắt sự thay đổi các đơn vị hành chính tỉnh, đạo, đồn, sở và tình hình dân số
26 附 三圻蠻土人種
Phụ: Tam kỳ man thổ nhân chủng 144 - 158
- Các nhóm người Mán, người Thổ ở cả 3 Kỳ.
2.2.3. Nam quốc địa dư 南國地輿 - bộ địa lý nƣớc Nam cận đại
Nam quốc địa dư 南國地輿 viết về địa lý Việt Nam mang tính chất của cuốn sách giáo khoa địa lý cận đạt. Tính chất cận đại của nó được thế hiện qua một loạt các vấn đề như: địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, địa lý kinh tế chính trị. Cụ thể, Địa lý tự nhiên gồm: địa thế 地勢, sơn cương 山岡 (gò núi), giang hà 江河 (sông ngòi), hải ngạn海岸 (bờ biển), khí hậu 氣候. Địa lý nhân văn bao gồm: nhân dân人民, nhân vật 人物. Địa lý kinh tế chính trị như: chính thể 政体 (chính trị), binh chính 兵政 (chế độ quân đội), tài chính
財政, giáo dục 教育, sản vật 產物, nông công thương nghệ 農工商藝,
thiết lộ 鐵路 (đường sắt), dịch lộ 驛路 (đường trạm dịch), hàng lộ 航路
(đường tàu bè trên sông biển), bưu điện 邮電. Ngoài ra sách còn cung cấp thông tin về số phủ, huyện, tổng, xã, thôn của các tỉnh trong nước cùng với sinh hoạt và phong tục của các dân tộc ít người.
2.2.3.1. Địa lý tự nhiên.
Đối với, Lương Trúc Đàm tình yêu đất nước thể hiện ở việc hiểu rõ cương vực hình thể của nước mình. Bởi vậy, phần Toàn quốc lệ tỉnh 全國例 省 tác giả đã liệt kê diện tích, dân số các tỉnh ở cả 3 kỳ. Đối với sự thay đổi hành chính các tỉnh, tác giả cập nhật rất cụ thể, như: “北圻十一萬四千 五百六十箕臚 蔑, 民數: 七百五十萬人. 支北高平, 北� (新設 ) 諒山, 太原, 北江 (新設) 北寧. 支東海陽, 建安 (舊 海防), 廣安海 寧. 支西老街 (新 設) 安沛 (新 設), 河陽 (新 設) 宣光, 和平 (新 設), 富壽 (即興化), 山西, 永安 (新設), 福安 (新 設). 支南河東 (前河內), 河南 (新設), 興安太 平 (新設) 南定, 寧平, 成埔河內, 海防 - Bắc Kỳ thập nhất vạn tứ thiên ngũ bách lục thập ki lô miệt. Dân số thất bách ngũ thập vạn nhân. Chi bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn (tân thiết), Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang (tân thiết), Bắc Ninh. Chi đông: Hải Dương, Kiến An (cựu Hải Phòng), Quảng An, Hải Ninh. Chi tây Lão Nhai (tân thiết), Yên Bái (tân thiết), Hà Dương (tân thiết), Tuyên Quang, Hòa Bình (tân thiết), Phú Thọ (tức Hưng Hóa), Sơn Tây, Vĩnh Yên (tân thiết), Phúc Yên (tân thiết).
Chi nam: Hà Đông (tiền Hà Nội), Hà Nam (tân thiết), Hưng Yên, Thái Bình (tân thiết), Nam Định, Ninh Bình. Thành Phố: Hà Nội, Ninh Bình - Bắc kỳ rộng 114560 km2. Dân số 7,5 triệu người. Phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn (mới lập), Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang (mới lập), Bắc Ninh. Phía đông: Hải Dương, Kiến An (Hải Phòng trước đây), Quảng An, Hải Ninh. Phía tây: Lão Nhai (mới lập), Yên Bái (mới lập), Hà Dương (mới lập), Tuyên Quang, Hòa Bình (mới lập), Phú Thọ (tức Hưng Hóa), Sơn Tây, Vĩnh Yên (mới lập), Phúc Yên (mới lập). Phía nam: hà Đông (Hà Nội trước), Hà Nam (mới lập), Hưng Yên, Thái Bình (mới lập), Nam Định, Ninh Bình. Thành phố: Hà Nội và Hải Phòng” [NQĐD, Tr 6]
Cũng tương tự như cách trình bày các tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ với dân số 6.856.641 người; bao gồm 12 tỉnh kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có 1 thành phố là Đà Nẵng. Nam kỳ với dân số 3276648 người, ban đầu có 5 tỉnh, sau chia thành 15 tỉnh và 3 thành phố.
Việc liệt kê các tỉnh trong cả nước, với chú thích rất rõ tỉnh mới lập (tân thiết 新設), tỉnh cũ (cựu 舊, tức 即, tiền 前); lại chia ở mỗi kỳ ra thành các phía (chi bắc 支北, chi đông 支東, chi tây 支西, chi nam 支南) tạo cho người học một hình dung ban đầu về phân chia ranh giới hành chính giữa các tỉnh.
Sau đó, là một khái quát về cương vực: “我國踞亞細亞州之南. 北夾支 那之雲南廣西. 西夾哀牢高 綿. 南抵中國海. 東界中國海
及支那之廣東. 立國之久, 四千七百六十七年于茲.
全國面積三十
七萬一千七百方箕九百箕臚蔑(北圻十一萬九千二百.中圻十三萬
五千. 南圻五萬六千九 百). 疆域 不為小也 - ngã quốc cứ Á Tế Á châu
chi Nam. Bắc giáp Chi Na chi Vân Nam, Quảng Tây. Tây giáp Ai Lao, Cao Miên. Nam để Trung Quốc hải. Đông giới Trung Quốc hải cập Chi Na chi Quảng Đông. Lập quốc chi cửu, tứ thiên thất bách lục thập thất niên vu tư. Toàn quốc diện tích tam thập nhất vạn nhất thiên nhất bách phương ki lô miệt
(Bắc kỳ thập nhất vạn cửu thiên nhị bách. Trung Kỳ thập tam vạn ngũ thiên. Nam Kỳ ngũ vạn lục thiên cửu bách. Cương vực bất vi tiểu dã - Nước ta nằm ở phía nam của châu Á. Phía Bắc giáp. Phía bắc giáp Vân Nam, Quảng Tây của Chi Na. Phía tây giáp Ai Lao, Cao Miên. Phía Đông giáp biển Trung Quốc và Quảng Đông của Chi Na. Lập nước từ lâu, 4767 năm trước đã ở đây. Toàn quốc có diện tích: 311100 km2 (Bắc Kỳ rộng 119200 km2, Trung Kỳ rộng 135000 km2, Nam Kỳ rộng 56900 km2). Cương vực không hề nhỏ”. [NQĐD, Tr 9]
Có thể thấy, Địa học nguyên thủy 地學原始 gọi châu Á là Á châu
亞州 , gọi nước Trung Quốc là Đại Thanh 大青 – cách gọi này chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến thì Nam quốc địa dư 南國地輿 gọi châu Á là Á Tế Á 亞濟亞; gọi toàn lãnh thổ bao gồm biển của Đại Thanh là Trung Quốc 中國 , gọi phần đại lục là Chi Na 支那 . Cách gọi này chịu ảnh hưởng của tân thư Nhật Bản.
Ở tiết thứ 2, Nội dung Khu trú 區晝 Lương Trúc Đàm khẳng định việc phân chia đơn vị hành chính nước ta ở các đời luôn luôn có sự biến động:
“我国歷 代因山川之便晝行政之區分全国為列省, 分合不一至本
朝開國定都富春 (…)Ngã quốc lịch đại, nhân sơn xuyên chi tiện trú, hành chính khu phân, toàn quốc vi liệt tỉnh, phân hợp bất nhất, chí bản triều khai quốc định đô Phú Xuân - Nước ta trải qua các đời, nhân núi sông mà trú tiện, chia đơn vị hành chính thành các tỉnh, có sự phân tách bất nhất, đến triều ta mở nước, đặt đô ở Phú Xuân (…)” [NQĐD, Tr9 - 10]. Sau đó, tác giả tiếp tục giới thiệu về hình dáng lãnh thổ. So sánh nước ta giống như đôi quanh gánh: Bắc Kỳ, Nam Kỳ là hai cái sàng hai bên, Trung Kỳ ở giữa giống như thân
đòn: “人嘗譬我 國地勢如一竹槓檯, 兩萁焉. 中圻在中間則竹槓
子 也. 北圻在北南圻在南則兩萁也. 形勢可謂奇矣”. Sựso sánh này
cũng giống như Địa học nguyên thủy 地學原始.
Về lãnh thổ tự nhiên của Việt Nam, Lương Trúc Đàm đưa ra một nền chung về: địa thế, sơn cương, giang hà - hải ngạn, khí hậu của đất nước với
những cao nguyên, bình nguyên; với những ngọn núi lớn; với những ngọn núi cao nằm chạy dọc từ Bắc vào Nam; với hai hệ thống sông lớn là Mê Công và Nhị Hà, cùng hàng loạt các con sông trải trên khắp đất nước; với những hải khẩu; với hệ thống đầm hồ khắp nơi; lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm mưa ẩm, gió mùa … Đọc đến đây, Người Việt Nam nào lại không mường tượng về đất nước thân yêu trù phú, tươi đẹp của mình, lại không dâng trào niềm tự hào, hạnh phúc?
2.2.3.2 Địa lý nhân văn
Ở tiết Nhân dân 人民,tác giả đi vào thống kê dân số cả nước với các tiêu chí: nội tịch 內藉, ngoại đinh 外丁 và miễn sai 免差; đồng thời khẳng
định “我國地屬熱帶戶口繁殖, 然以向來丁籍又有隱居. 民數不可
詳知 - Ngã quốc địa thuộc nhiệt đới, hộ khẩu phồn thực, nhiên dĩ hướng lai đinh tịch hựu hữu ẩn cư. Dân số bất khả tường tri - Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, dân cư đông đúc, nhưng đến nay số đinh tịch ẩn cư chưa thống kê được, nên không thể biết chính xác số dân”. [NQĐD, Tr 59].
Chính bởi đời sống phồn thực, dân cư đông đúc ấy, mà ở Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều những anh hùng kiệt xuất sống mãi với sử sách. Hãy xem phần Nhân vật có viết: “我國居亞州熱帶之南, 海秀山岳鍾英,
自雄貉 以降英雄英雌之傑出者代有其人. 試觕舉缘述之:
吳權出於唐林 (屬西山) 破南漢而波帖自藤. 興道出於山南 (南定) 殺韃靼而名傳 萬劫 (…)Ngã quốc cư Á Châu nhiệt đái chi nam. Hải tú sơn nhạc chung anh. Tự Hùng Lạc dĩ giáng, anh hùng anh thư chi kiệt xuất giả, đại hữu kì nhân. Thí thô cử duyên thuật chi: Ngô Quyền xuất ư