i a đo ạn á tự ob ắt đ ầu tă nh vư h c ủ a NHN N v à tếp t ụ c d a o đ ộ n g q u a n h m ứ c 2 1 3 0 0-21 4 0 0 c h o đ ến c u ố n ăm 2 01 1
3.2. Kiến nghị hoàn thiện chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngoại tệ.
+ Kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nhập siêu, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu.
+ Kiềm chế lạm phát ở mức thấp để đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Hoạch định và triển khai các biện pháp kích cầu chống suy giảm kinh tế theo hướng không làm tăng quá mức nhu cầu nhập khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu.
- Về dài hạn cần xây dựng chiến lược và các chương trình hành động nhằm thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, chú trọng tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sử dụng nguyên liệu sẵn có nhằm hạn chế nhập siêu, hướng tới xuất siêu và từ đó giải tỏa áp lực lên tỷ giá.
- Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo sự hài hòa giữa các chính sách và tránh gây áp lực lên cầu ngoại tệ trên thị trường.
Việc vừa giữ tỷ giá tương đối ổn định, đồng thời vẫn tự chủ trong chính sách tiền tệ là bài toán hóc búa với những nhà quản lý chính sách tiền tệ của các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Do vậy, để đảm bảo các mục tiêu chung, sự phối hợp hiệu quả giữa công tác điều hành tỷ giá và các công cụ của chính sách tiền tệ cần được đặc biệt coi trọng.
- Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ đi đôi với đổi mới cơ cấu tổ chức cho bộ máy. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
- Tích cực cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển. Đồng thời, cần có các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tăng khả năng chống đỡ với các cú sốc từ bên ngoài cũng như góp phần tích cực vào việc xây dựng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc của nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng và có những ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của từng quốc gia. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập, mở cửa nền kinh tế, điển hình là việc tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Sự kiện này đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ cho nền kinh tế của Việt Nam. Khi toàn cầu hóa ngày một ăn sâu và lan rộng, thì nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ ngày một phụ thuộc vào nhau, và do đó chính sách tỷ giá càng trở nên vô cùng quan trọng.
Việt Nam đang theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chính sách này đã đem lại những thành tựu nhất định cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khá nhiều mặt hạn chế như chính sách tỷ giá được đưa ra khá bị động, các thông tin chưa được nhất quán, sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tỷ giá với các chính sách đi kèm… đã làm giảm đi tính hiệu quả cả chính sách tỷ giá mà nhà nước ta lựa chọn.
Trên đây là một số kiến nghị của em để định hướng và hoàn thiện chính sách tỷ giá của Việt Nam, hy vọng có thể phần nào giúp hạn chế những bất cập trong việc lựa chọn và thi hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua, và có những quyết định đúng đắn trong việc ban hành chính sách tỷ giá trong thời gian tới. Bài trình bày của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài viết của em trở nên hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Lý thuyết Tài chính – tiền tệ PGS.TS Nguyễn Hữu Tài - Giáo trình Tài chính Quốc tế PGS.TS Nguyễn Văn Tiến Website: http://www.sbv.gov.vn/
http://tailieu.vn/ http://vneconomy.vn/