HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG TRONG TẬP LUYỆN THÊ THAO

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Trang 46 - 47)

II. MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH LÝ THƢỜNG GẶP TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO

7. HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG TRONG TẬP LUYỆN THÊ THAO

Vận động viên các môn sức bền nhƣ chạy cự ly dài, đi bộ, đua xe đạp,…thƣờng xuất hiện chứng đau bụng, đau vùng thƣợng vị hoặc vùng mạng sƣờn phải. Hiện tƣợng đau bụng này có thể xuất hiện khi bắt đầu tập luyện, trong hoặc sau tập luyện. Vận động viên đau nặng có khi phải ngừng tập luyện hoặc thi đấu.

7.1. Cơ chế của hội chứng đau bụng trong hoạt động TDTT

Do trình độ tập luyện kém vẫn phải tập luyện với cƣờng độ cao, do công năng của tim kém, không tống máu ra ngoài hết đƣợc, máu ở tĩnh mạch lớn, trở về tim khó khăn, tập trung nhiều ở gan, lách làm cho màng gan và lách căng lên dẫn đến đau bụng.

Do phƣơng pháp thở không đúng, phá rối nhịp thở làm quan hệ tuần hoàn, hô hấp bị rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch gây đau bụng. Một yếu tố nữa là do thở quá gấp làm cho hoạt động của cơ hoành bị rối loạn, cơ hoành thiếu oxy bị co thắt gây nên đau.

Do chuẩn bị tập luyện không tốt, ăn quá no hoặc uống nhiều nƣớc trƣớc khi tập hoặc lúc bắt đầu chạy đã chạy quá nhanh, làm cho hệ thống tiêu hóa không thích nghi với hoạt động của cơ, làm cho thức ăn tụ lại một đoạn nào đó của ruột, ruột căng lên làm màng ruột cũng căng lên dẫn đến đau bụng.

7.2. Xử Trí

Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ, dùng sức thở sâu, nhịp nhàng có thể khỏi

Nếu đau quá phải ngừng tập luyện, cần đƣợc bác sĩ chuyên khoa khám tìm nguyên nhân và cho hƣớng điều trị thích hợp.

Cách đề phòng: Tăng cƣờng huấn luyện toàn diện. Chuẩn bị cho việc tập luyện thật chu đáo, khi bắt đầu vận động không nên tăng tốc ngay. Trƣớc buổi tập không nên ăn no và uống nhiều nƣớc, cần chú ý thở sâu và nhịp nhàng. Tuân thủ mọi nguyên tắc và chế độ huấn luyện.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)