1. 5 Kết luận chươn g
2.3.2.1. Ảnh hưởng của hệ số phản xạ của bản chia tới đặc trưng lưỡng ổn định của NMZ
ổn định và lưỡng ổn định phụ thuộc vào chúng. Trong khi đó ảnh hưởng của
pha ban đầu (φ0) tới đặc trưng phi tuyến là có thể bỏ qua. Vì vậy trong tính
toán của chúng tôi với trường hợp NMZI không đối xứng các tham số dưới đây đã được chọn: αd=3.0; φ0 = -0.02π, n2=10-5 cm2/W; λ=1µm.
2.3.2.1. Ảnh hưởng của hệ số phản xạ của bản chia tới đặc trưng lưỡng ổnđịnh của NMZI định của NMZI
Từ phương trình(2.11) chúng tôi thấy R1 và R2 đóng vai trò giống nhau
trong hoạt động của NMZI. Vì vậy chúng tôi có thể giả thiết R2=50% và R1
thay đổi từ 100% tới 45% để điều khiển đặc trưng lưỡng ổn định của NMZI không đối xứng. Hình 2.7 thể hiện mặt phẳng lưỡng ổn định sự thay đổi của cường độ ra với cường độ tới biến thiên nhận được từ kết quả giải phương trình lưỡng ổn định(2.11) với các giá trị tham số đã chọn.
Hình 2.7. Mặt phẳng lưỡng ổn định với sự thay đổi hệ số phản xạ của bản chia P1 với R1 =80% -55%
Dạng đường cong vào - ra thay đổi từ hàm liên tục qua bước nhảy tới
đường cong lưỡng ổn định bởi sự suy giảm hệ số phản xạ của bản chia P1. Rõ
ràng đặc trưng lưỡng ổn định của NMZI không đối xứng phụ thuộc rất rõ vào
hệ số phản xạ của bản chia. Với giá trị R1>75% thì rõ ràng cường độ ánh sáng
trong nhánh thứ nhất giảm và nhỏ hơn cường độ ánh sáng trong nhánh hai. Trong khi đó từ phương trình (2.5) có thể thấy rằng ánh sáng phản hồi ngược là giảm. Mặt khác từ hình 2.7 có thể thấy rằng dạng đường cong vào-ra chỉ
thay đổi từ dạng liên tục đến dạng có bước nhảy khi hệ số phản xạ của P1
giảm(tức là hệ số truyền qua tăng). Điều này trái với những điều đã thảo luận ở công trình trước đây [3] rằng dạng đường cong vào - ra sẽ thay đổi từ đường cong liên tục đến đường cong trễ khi ánh sáng phản hồi ngược giảm. Điều đó dẫn tới phải kết luận lại là: Hiệu ứng quang học Kerr xảy ra trong môi trường phi tuyến không những chỉ được điều khiển bởi ánh sáng phản hồi ngược mà còn bởi ánh sáng tới. Vì vậy cường độ ánh sáng trong nhánh thứ nhất đóng vai trò quan trọng trong đặc trưng lưỡng ổn định của NMZI và nó được điều khiển bởi hệ số phản xạ của bản chia.
Tóm lại hệ số phản xạ của bản chia đóng vai trò như tham số tách và có ảnh hưởng đến đặc trưng lưỡng ổn định của NMZI không đối xứng.
2.3.2.2.Ảnh hưởng của hệ số phản xạ của bản chia tới cửa sổ làm việc của NMZI không đối xứng.
Giao thoa kế NMZI không đối xứng sẽ hoạt động như một lưỡng ổn
định, khi khoảng giữa các ngưỡng cường độ chuyển mức (ngưỡng mở Xon và
ngưỡng đóng Xoff) (hình 2.8) là khác 0 (Xon-Xoff >0) và cửa sổ làm việc của lưỡng ổn định có dạng hình chữ nhật (Xoff, Xh, Xon, Xl), ở đây Xh và Xl là mức
cao và mức thấp của cường độ ánh sáng ra tương ứng lần lượt với Xoff và Xon .
Như thể hiện ở hình 2.7, nếu giá trị R1<75%, đường cong lưỡng ổn định có
rệt hơn. Các ngưỡng cường độ chuyển mức trạng thái Ion và Ioff phụ thuộc rõ
rệt vào hệ số phản xạ R1 của bản chia. Khi hệ số phản xạ R1 giảm thì ngưỡng
đóng, ngưỡng mở và khoảng giữa chúng tăng (hình 2.9).
Hình 2.8. Đường cong lưỡng ổn định của NMZI (với R1=94%, ϕ0=-0.02π, α=0.0, n2=10-5 cm2/w, λ=1µm.
Như vậy cửa sổ làm việc của thiết bị NMZI lưỡng ổn định điều khiển
được bởi hệ số phản xạ của bản chia P1.
Xout, Xin
Hình 2.9. Thay đổi đặc trưng lưỡng ổn định theo hệ số phản xạ bản chia