3.b Đối với ánh sáng truyền qua (đi ra từ gương M2):

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vị trí đầu vào tới đặc trưng quan hệ vào ra của tín hiệu khi truyền qua giao thoa kế Michelson phi tuyến (Trang 54 - 56)

2. 3.2.b.1 Trường hợp R1#0, R2#0 (Đầy đủ các gương) : [2,tr45&46]

Trong các kết quả khảo sát trên chúng ta giới hạn tia sáng lý tưởng đi vào GTKMPT tại tâm M1 (x=y=L). Vậy với các tia khác đi vào GTKMPT lệch tâm thì sao? Câu trả lời được thể hiện trên hình 2.11.

Hình .2.11- Đặc trưng vào-ra của GTKMPT

với R1=64%, R2=84%, λ=1µm, n2=10-5cm2/W, L=1cm, α=0.47, ϕ0=-0.175π ; và x/L=1, 0.95, 0.9, 0.85, và 0.8 (y/L=1, 1.05, 1.1, 1.15 và 1.2)

Hình 2.11 mô tả quan hệ cường độ vào-ra với các tham số vị trí biến đổi (ví dụ như x- nghĩa là thay đổi vị trí vào). Từ hình 2.11 ta có nhận xét sau:

1) Các đường đặc trưng lưỡng ổn định thay đổi phụ thuộc vào vị trí đầu vào của tia ánh sáng. Mặc dù quãng đường của nhánh phi tuyến (x+y=2L) luôn là hằng số, nhưng cường độ ngưỡng chuyển trạng thái là thay đổi phụ thuộc vào vị trí vào.

2) Hơn nữa cường độ chuyển mạch là cao và sự thay đổi là chậm khi điểm vào ở xung quanh trung tâm bản chia trong khi đó cường độ chuyển trạng thái là thấp và sự thay đổi là nhanh khi điểm vào cách xa trung tâm bản chia. Như vậy càng gần tâm thì đặc trưng lưỡng ổn định càng giống nhau hơn. Điều này có thể giải thích như sau: càng gần tâm thì sự sai khác về quang lộ giữa 2 nhánh càng nhỏ (x≈y) kéo theo độ lệch pha giữa hai nhánh càng nhỏ.

C ườ ng đ ộ ra [ w /c m 2 ] Cường độ vào [w/cm2] Iout Iin

Với lý giải này chúng ta có thể giải thích tại sao cùng một cường độ đi vào sẽ cho các giá trị cường độ ra khác nhau và càng gần tâm thì các giá trị của cường độ ra càng giống nhau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vị trí đầu vào tới đặc trưng quan hệ vào ra của tín hiệu khi truyền qua giao thoa kế Michelson phi tuyến (Trang 54 - 56)