4.4.2.1. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý nợ xấu và khả năng sinh lời của chi nhánh
- Hoạt động kinh doanh của các huyện, Thị xã, phòng giao dịch đã đạt được những kết quả nhất định về nguồn vốn tuy nhiên chưa đồng đều và chưa vững chắc. Chi nhánh còn thiếu sựđa dạng hoá trong nguồn vốn huy động, trong khi đó
chất lượng dịch vụ đặc biệt là thái độ, tác phong của chi nhánh còn rất nhiều hạn chế dẫn đến sự kém hài lòng của khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng. Hầu hết cán bộ giao dịch viên chỉ quan tâm đến các sản phẩm dịch vụ chuyên đề
trực tiếp, còn các dịch vụ khác chưa nắm rõ nên việc tiếp cận giới thiệu, tư vấn, liên kết bán kèm, bán chéo sản phẩm dịch vụcho khách hàng chưa được quan tâm
đúng mức. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc giữ và tăng khách hàng dân cư - nguồn khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Công tác tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ với công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp. Việc tìm kiếm khách hàng mới quan hệ tiền gửi, tiền vay đặc biệt các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thường xuyên liên tục. Nhiều dự án tốc độ giải ngân chậm, không theo đúng cam
kết đã ký ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn - sử dụng. Bên cạnh đó, công tác
quản trị điều hành còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, sáng tạo, thiếu sự đồng thuận thống nhất cao trong triển khai, tổ chức thực hiện đã ảnh hưởng không nhỏđến kết quảkinh doanh cũng như khả năng sinh lời của chi nhánh.
- Chất lượng tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh dù có xu hướng giảm trong một thời gian nhưng đã tăng đột biến trở lại trong năm 2012-2014.
- Việc quản lý chất lượng tín dụng còn nhiều yếu kém nhất là khâu thẩm định chất lượng tín dụng. Công tác rà soát, sàng lọc khách hàng và dư nợđã có, lựa chọn tiếp tục đầu tư đối với khách hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh còn thiếu hiệu quả, gây ra tình trạng thất thoát vốn.
- Dư nợđã xử lý rủi ro và lãi đọng cao, việc thu hồi nợđã xử lý rủi ro thấp trong khi phải trích rủi ro do chuyển nợ xấu cao nên không đáp ứng được yêu cầu về mặt tài chính, dẫn đến quỹ thu nhập âm làm ảnh hưởng đến đời sống cán bộ nhân viên.
- Phát hiện sai sót trong hoạt động tín dụng nhưng xử lý chưa kịp thời, còn nhiều sai sót mang tính chất lặp đi lặp lại nhưng chưa có biện pháp để khắc phục nhằm tránh thất thoát vốn của ngân hàng.
- Thu nợ đã xử lý rủi ro toàn tỉnh đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch trung
ương giao.
4.4.2.2. Nguyên nhân của tình trạng trên
Nguyên nhân bên ngoài:
Từ nền kinh tế:
Do khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn huy động bị hạn chế trong các DN hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa ứ đọng, chậm thanh toán công nợ, sức mua yếu dẫn đến tín dụng khó tăng trưởng; nhiều doanh nghiệp làm ăn
không hiệu quả hoặc phá sản dẫn đến tình trạng không có nguồn thu để trả nợ đúng hạn và đề nghị ngân hàng giãn nợ, cơ cấu lại nợ, phải thực hiện miễn giảm lãi, từđó
khiến nợ xấu tăng cao.
Từ khách hàng:
Các DN vẫn còn sử dụng tiền mặt nhiều trong giao dịch, hạn chế khảnăng bán
chéo sản phẩm cũng như các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán và bảo lãnh của ngân hàng. Báo cáo tài chính của các khách hàng không đầy đủ, thiếu minh bạch dẫn
đến số liệu báo cáo không trung thực, không sát với tình hình hoạt động của DN, làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của ngân hàng cũng như công tác kiểm soát,
giám sát đối với các khoản vay của DN. Thiếu giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ, giấy tờ hoàn công các công trình, tài sản bảo đảm thế chấp được hình thành trong
tương lai, các văn bản, hồ sơ pháp lý ảnh hưởng đến điều kiện vay vốn cũng như
khi giải quyết cho vay tiềm ẩn rủi ro về ngân hàng.
Khách hàng chây ỳ trong vấn đề trả nợ, cố tình chuyển dòng tiền luân chuyển quan hệ với các ngân hàng khác đểđối phó với việc kiểm soát của ngân hàng đã gây khó khăn trong quản lý của đơn vị và xử lý nợ xấu.
Đối với những khoản vay mà ngân hàng đã quyết định cho vay 1 phần không
có TSBĐ, cho vay hộ sản xuất nông lâm ngư khi kết quả kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng không có tinh thần hợp tác, bỏ đi làm ăn xa mà ngân hàng không thể
Từ phía cơ quan nhà nước:
Như đã trình bày ở trên, một số hạn chế về thủ tục hành chính trong việc
đăng kí giao dịch đảm bảo và thời gian xử lý tài sản thế chấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến xử lý nợ xấu của chi nhánh đặc biệt là vấn đề thời gian hoàn thiện thủ tục và sự thiếu đồng nhất trong cách xử lý của các cơ quan có liên quan.
Nguyên nhân bên trong:
- Hoạt động của chi nhánh thiếu tính cạnh tranh dẫn đến kết quả kinh doanh kém, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời: tăng trưởng tín dụng không đạt kế
hoạch đề ra, nguyên nhân một phần do các dự án cho vay bù đắp tài chính nhưng
các khoản vay vốn đã sử dụng vượt quá số tháng quy định, (6 tháng đối với vay ngắn hạn và 12 tháng đối với vay trung và dài hạn) nên chi nhánh không có khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng tốt. Trong khi đó, một số khách hàng có uy tín tại chi nhánh lại đang được các TCTD khác trên địa bàn cho vay bù đắp tài chính để
trả nợ trước hạn. Công tác Marketing của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế còn
chưa sâu rộng, CBTD vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng và thủ tục giải quyết hồsơ vay vốn vẫn còn rườm rà, ảnh hưởng đến khách hàng trong khi các TCTD khác đặc biệt là các NHTM ngoài nhà nước lại có ưu thế trong chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách tín dụng, quy định của Agribank có phần xiết chặt làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh giữa Agribank và các TCTD khác.
- Đối với một số khoản vay, cán bộ còn xem nhẹ công tác thẩm định mà coi trọng TSTC. Công tác thẩm định thiếu thông tin đa chiều, việc thu thập thông tin khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế, đa số vẫn chỉ thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC)., chưa có kinh nghiệm sàng lọc, lựa chọn khách hàng uy tín.
- Một sốchi nhánh cho vay khách hàng ngoài địa bàn không quản lý được nợ. - Việc cho vay dùng TSTC của bên bảo lãnh (bên thứ 3) rất khó khăn trong
Kết luậnchương 4
Trong chương 4, tác giả khái quát sơ qua về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Tiếp đến, tác giả đã trình bày diễn biến nợ xấu và khả năng sinh lời của chi nhánh, chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Để tìm ra mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là ROA và các yếu tố tác động gồm: GDP, CPI, IR, LLP/LA, NPL/LA và LOANS. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng, tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Các biến khác cũng bị loại khỏi mô hình, chỉ có biến GDP là có tác động ngược chiều đến ROA và có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu này giống với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ ngược chiều giữa 2 yếu tố. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá một số điểm mạnh cũng như tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong vấn đề quản lý nợ xấu và khả năng sinh lời tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. TÓM TẮT LẠI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu từ diễn biến nợ xấu và khảnăng sinh lời của ngân hàng cho thấy những năm gần đây, nợ xấu của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huếđang có xu hướng gia tăng trong khi lợi nhuận tăng trưởng thấp và giảm mạnh trong năm 2014.
Kết quả chạy mô hình xem xét các yếu tố có tác động đến khả năng sinh lời của chi nhánh bao gồm các yếu tốvĩ mô như: tốc độtăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (CPI), lãi suất cho vay (IR) và các yếu tố nội tại của ngân hàng như: nợ xấu
trên dư nợ cho vay (NPL/LA), dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay (LLP/LA) và tốc độtăng trưởng dư nợ tín dụng (LOANS) cho kết quảnhư sau:
Nợ xấu (NPL/LA), tốc độtăng trưởng dư nợ tín dụng, tốc độtăng trưởng của lạm phát có tác động cùng chiều với khảnăng sinh lời của ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay và lãi suất cho vay có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của tất cả các yếu tốnày đều
không có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value của hệ số biến thiên của các yếu tố này lớn hơn mức ý nghĩa 5%.
Chỉ có sai phân bậc 1 của tốc độ tăng trưởng kinh tếcó tác động âm đến khả năng sinh lời của chi nhánh và sự tác động này có ý nghĩa thống kê do hệ số
p_value của hệ số hồi quy của biến D(GDP) nhỏ hơn 5%. Hệ số β= -0,150014 cho thấy khi mức biến thiên của tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên 1% thì khả năng
sinh lời của chi nhánh giảm 0,15% và ngược lại.
Mặc dù mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của chi nhánh không cho kết quảnhư kì vọng ban đầu nhưng so thực tế của chi nhánh với thực trạng nợ
xấu và khả năng sinh lời trong hệ thống ngân hàng hiện nay cũng thấy được mối quan hệngược chiều giữa 2 yếu tố này, nhất là trong thời gian những năm gần đây,
nợ xấu trở thành mối lo ngại của toàn hệ thống ngân hàng, đe doạ đến sự phát triển kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu quá cao cho thấy hoạt động thiếu an toàn của hệ thống ngân hàng gây ảnh hưởng đến uy tín của các ngân hàng cùng với áp lực giải quyết nợ xấu buộc các ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng rủi ro cao đã ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập của ngân hàng và có tác động xấu đến khảnăng sinh lời của ngân hàng nói chung và Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng.
5.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO TIẾP THEO
Nghiên cứu thực hiện dựa trên mô hình của một số nghiên cứu đi trước trong
và ngoài nước. Tuy nhiên kết quả không đạt được như kì vọng do một số nguyên nhân sau:
- Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi một chi nhánh nên hạn chế về quy mô mẫu. Mặc dù quy mô mẫu đạt 58 quan sát, các biến trong mô hình cũng đảm bảo tính dừng nên phù hợp để thực hiện hồi quy OLS nhưng số quan sát này vẫn là quá thấp khi các mô hình đi trước đều sử dụng số liệu bảng của quy mô nhiều ngân hàng trong một giai đoạn liên tục tạo ra quy mô mẫu lớn.
- Có một thực trạng ở Việt Nam là số liệu thống kê thường thiếu minh bạch và thiếu chính xác, thường bị che giấu với nhiều mục đích khác nhau. Số liệu vĩ mô thường bị chênh lệch nhau cách tính toán trong nước và quốc tế, hay khác nhau theo công bố của các cơ quan có thẩm quyền.
Những điều này đã làm cho kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và một số yếu tốđi ngược lại với lý thuyết cùng kết quả những nghiên cứu trước đây, hầu hết các biến bị loại khỏi mô hình và sự phù hợp của mô hình còn
ở mức thấp (R2).
Bên cạnh đó, các biến tác động đến khả năng sinh lời cũng chưa đầy đủ do một số biến không phù hợp với hoạt động của chi nhánh cũng như khó khăn trong
việc tiếp cận lấy số liệu.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của mô hình sẽ là mở rộng quy mô mẫu ra các
ngân hàng thương mại trong hệ thống cũng như mở rộng các biến nghiên cứu trong
mô hình để có thể đánh giá được tổng quan mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với các yếu tốtác động trong hệ thống NHTMVN, từđó đưa ra được các kiến nghị giúp hệ thống NHTMVN phát triển mạnh hơn.
- Với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
Để xử lý nợ xấu, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, vì nợ xấu liên
quan đến nhiều lĩnh vực và cần phải thực hiện quyết liệt, vì càng để lâu càng tốn kém.
Một là, thiết lập hệ thống pháp lý vững chắc bao gồm: các chuẩn mực, quy tắc, quy định về kế toán, kiểm toán, về quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết và giám sát hoạt động thị trường tài chính nói riêng,... nhằm tới mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tài chính hoàn thành tốt vai trò trung gian tài chính của mình, bảo đảm về tốc độ và chi phí chu chuyển vốn, về khảnăng
truyền tải và phân tán rủi ro tài chính. Một hạ tầng tài chính vững mạnh rõ ràng là tiền đề quan trọng bảo đảm cho các định chế tài chính (quan trọng nhất là các NHTM) hoạt động tốt và các thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ) vận hành trôi chảy. Tăng cường pháp chếtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
để mọi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức kinh tế và công dân đều phải tuân thủnghiêm các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Hai là, Chính phủ cần rà soát phân loại các khoản nợ để có những biện pháp thích hợp nhằm giải quyết các khoản nợ đó. Theo đó, đối với những khoản nợ xấu có lỗi do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng như thẩm định dựán để cho vay sai, việc quản lý rủi ro cho vay yếu kém, sử dụng tiền đối với các nghiệp vụ nhiều rủi ro
như: ủy thác đầu tư chứng khoán, cho vay kinh doanh chứng khoán, định giá cho vay bất động sản quá cao… thì ngân hàng phải dùng quỹ dự phòng để sạch bảng
cân đối kế toán thay vì nhà nước bơm tiền để giải quyết các khoản nợ xấu, tránh tạo ra một tiền lệ rất xấu và tránh khuyến khích các NHTM kinh doanh mạo hiểm hơn như thế sẽ gây hậu quả khó lường về sau. Trong trường hợp các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan, tức là các ngân hàng thương mại đã quản trị rủi ro tốt, hồ sơ thẩm định cho vay đúng mục đích, đánh giá giá trị tài sản thế chấp phù hợp theo giá thị trường và theo quy định pháp lý, trong trường hợp này Nhà nước và NHTM
đều phải cùng nhau chấp nhận thua thiệt đối với các khoản nợ xấu và có những giải pháp hỗ trợ NHTM xử lý các khoản nợ này.
Ba là, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và TCTD: có thể
nghiệm các nước thường làm là nếu các ngân hàng yếu kém quá mà tự họ không khắc phục được nợ xấu, các ngân hàng không sát nhập được với nhau thì Chính phủ
phải gom họ lại thành một ngân hàng của Chính phủ, sau đó quốc hữu hóa để thực