KIỂM SOÁT SỰ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm tại tỉnh Đoàn Hải Dương (Trang 51 - 119)

a.Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

- Thông tin có thể thu thập được qua công tác báo cáo năm, quý, tháng của các cấp bộ Đoàn, các báo cáo chuyên đề đánh giá của tổ chức liên quan, qua công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan quản lý cấp trên.

- Thông qua hoạt động kiểm tra, dự trực tiếp của cán bộ tổ chức thực hiện Đề án nắm bắt thêm tình hình thực hiện tại các cơ sở.

Ngoài ra, còn có thể thu thập thông tin không chính thức bằng cách tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến của người dân và một số đối tượng thanh niên

b. Giám sát và đánh giá sự thực hiện

Để đánh giá sự thực hiện Đề án trước hết phải xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, tích cực tham dự các hoạt động để có sự tham gia kịp thời, chấn chỉnh kịp thời và phải căn cứ vào mục tiêu, mục đích của Đề án. Đánh giá theo tiêu thức sau đây:

Thứ nhất: Tính phù hợp của Đề án

Liên quan đến tính phù hợp cần trả lời những câu hỏi sau:

- Việc thực hiện mục tiêu cụ thể của Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề có góp phần thực hiện các mục tiêu chung của chính sách giải quyết việc làm và của các chính sách kinh tế xã hội không?

Thứ hai: Đánh giá hiệu lực của Đề án

Hiệu lực = Kết quả/Mục tiêu

Căn cứ mục tiêu, kết quả thực hiện trong từng giai đoạn, từng dự án, chương trình bộ phận để đánh giá tính hiệu lực của Đề án

Thứ ba: Đánh giá hiệu quả của Đề án

Hiệu quả thể hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị - xã hội. Sự đóng góp vào giải quyết việc làm chung toàn tỉnh, sự ảnh hưởng tới xã hội giảm thiểu tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần, vật chất của thanh niên. Sự củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào sự chăm lo quan tâm của Đảng, của Đoàn thanh niên, các cấp, các ngành, của toàn xã hội đối với thanh niên.

Thứ tư: Đánh giá tính bền vững của Đề án

Tính bền vững thể hiện ở khả năng của Đề án tạo ra được những ảnh hưởng tích cực lâu dài theo thời gian và đảm bảo sự hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên tích cực tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Đoàn, các ngành liên quan một cách thiết thực, hiệu quả. Như vậy, để đánh giá được tính bền vững của chính sách cần phân tích ảnh hưởng của Đề án lên các chủ thể, đối tượng thực hiện Đề án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

c. Điều chỉnh khi cần thiết

Qua quá trình đánh giá việc thực hiện Đề án có thể phát hiện vấn đề trong Đề án hoặc quá trình tổ chức thực hiện, khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh một cách kịp thời. Có thể điều chỉnh về:

- Nội dung của Đề án như: Mục tiêu, giải pháp, công cụ, ngân sách … - Tổ chức thực hiện: Có thể điều chỉnh về công tác chỉ đạo điều hành, thời gian triển khai thực hiện, điều chỉnh về cán bộ, tổ chức thực hiện, điều chỉnh về cách thức tổ chức các hoạt động tư vấn, điều chỉnh về sự phối hợp giữa các bên liên quan v.v.

d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn thực hiện Đề án nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện. Việc tổng kết phải đáp ứng được các yêu cầu:

- Đánh giá kết quả thu được trên tất cả phương diện khi thực hiện Đề án - Đánh giá yếu kém, hạn chế và nguyên nhân

- Đưa ra các kết luận sau khi thực hiện Đề án

- Việc tổng kết thực hiện Đề án phải được tổ chức một cách khách quan với chi phí ít nhất và giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện.

- Đề xuất những hoàn thiện, bổ sung, chỉnh sửa để xây dựng được Đề án tương tự tốt hơn trong tương lai.

1.4. Các điều kiện để thực hiện thành công Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Đề án, cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, cả yếu tố khách quan và chủ quan, có thể khẳng định quá trình thực hiện Đề án có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của Đề án và có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động quản lý, giáo dục thanh niên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong việc hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy để thực hiện Đề án thành công, cần chủ động tạo ra các điều kiện sau đây:

a. Phải có Đề án xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn - điều kiện tiên quyết để thực hiện Đề án thành công

Đề án được xây dựng phải xuất phát từ vấn đề thực tiễn cần giải quyết, những vấn đề bức xúc đặt ra đối với thanh niên, cụ thể là trong việc hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm. Đề án phải xây dựng trên cơ sở khoa học, khách quan, logic, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao, có tính khả thi cao và mang lại hiệu quả thiết thực. Các số liệu minh chứng khảo sát thực tiễn phải có độ tin cậy, có phân tích đánh giá sâu sắc, toàn diện, lập luận chặt chẽ, cả về lý luận và thực tiễn. Các nội dung đề án phải mạch lạc, rõ ràng, trách nhiệm của các chủ thể được phân định rõ đúng với chức năng nhiệm vụ của mình. Tóm lại phải có một đề án hay, có sức thuyết phục đối với các cấp lãnh đạo, lôi cuốn thanh niên tham gia tích cực và tự nguyện.

b. Phải có bộ máy đủ mạnh để thực hiện Đề án

Ban điều hành Đề án cấp tỉnh, trước hết cơ quan thường trực là Tỉnh Đoàn phải có tinh thần trách nhiệm cao, có bộ máy đủ năng lực để thực hiện Đề án, nhất là Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, các ban chuyên môn Tỉnh Đoàn, ban được giao là đơn vị thường trực Đề án, các ban phối hợp liên quan. Số lượng, chất lượng cán bộ phải đủ sức thực thi nhiệm vụ được giao, có bản lĩnh vững vàng, có kiến thức pháp luật tốt, chuyên sâu, có tinh thần hợp tác, phối hợp hành động, biết cách thuyết phục, tham mưu tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cán bộ phải có kỹ năng vận động thuyết phục thanh niên, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động truyền thông sự kiện tới thanh niên hấp dẫn, lôi cuốn, thiết thực và hiệu quả.

c. Có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành liên quan.

Một chính sách hay một Đề án cụ thể sẽ luôn thể hiện quan điểm chính trị, lợi ích vì cộng đồng song cũng có thể gặp phải sự chống đối, không muốn thực hiện, sự phối hợp không đồng bộ, không thiện chí hợp tác. Vì vậy các nhà lãnh đạo cần thể hiện sự kiên quyết, sự quyết tâm chỉ đạo, giao nhiệm vụ rõ ràng, gắn trách nhiệm cụ thể cho các thành viên liên quan.

Hơn nữa, đây là Đề án do Đoàn thanh niên khởi xướng xây dựng và thực hiện song nội dung mang tính chuyên môn cao như vấn đề dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn, xuất khẩu lao động, khởi sự doanh nghiệp…Phạm vi rộng liên quan đến nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực chức năng, nhiệm vụ của các ngành khác nên nếu không có sự phối hợp, vào cuộc của các ngành liên quan thì Đề án sẽ không thể tiến hành được hoặc không hiệu quả. Vì vậy sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh về ngân sách, chỉ đạo yêu cầu các cấp, các ngành phải thực hiện và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền cơ sở là điều kiện không thể thiếu để Đề án thành công.

d. Phải tạo ra được niềm tin, hiệu ứng mạnh mẽ đối với xã hội, nhất là sự hưởng ứng của thanh niên.

Để làm được điều này Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn cần phải thực hiện tốt một số việc sau:

- Tuyên truyền rộng rãi tới nhân dân, nhất là thanh niên thông qua phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh cơ sở để mọi người nắm được nội dung, chủ trương của Đề án.

- Tổ chức các hoạt động như: Tư vấn, trao đổi, đối thoại, tập huấn… thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tâm lý thanh niên, gợi mở để thanh niên tự bộc bạch suy nghĩ, băn khoăn, thắc mắc của mình.

- Nói phải đi đôi với thực hiện, không hứa trước điều gì mà chưa chắc chắn có thể thực hiện được. Tạo niềm tin về kết quả, tính thiết thực của Đề án thông qua hành động cụ thể.

- Tranh thủ mọi diễn đàn, sinh hoạt các tổ chức chính trị - xã hội để thông tin về Đề án cho thanh niên đảm bảo thanh niên các đối tượng đều được tiếp cận nội dung của Đề án.

- Phải tranh thủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng vào cuộc ủng hộ thực hiện Đề án.

e. Phải có đủ kinh phí thực hiện Đề án

Đây là Đề án mang ý nghĩa kinh tế - chính trị xã hội sâu sắc song nếu kinh phí không đầy đủ, kịp thời, Đề án khó có thể thành công.

1.5. Kinh nghiệm của một số Tỉnh Đoàn trong thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm. Bài học cho Tỉnh Đoàn Hải Dương

1.5.1. Kinh nghiệm của Tỉnh Đoàn Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là vùng động lực phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng Bắc bộ và cả nước, có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ nông sản,…có lợi thế về phát triển nông nghiệp, gần thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, gần các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa. Mấy năm gần đây Hưng Yên được biết đến bởi sự năng động trong phát huy lợi thế của mình là sản xuất chuyên canh đặc sản nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển du lịch tâm linh.

Tỉnh Đoàn Hưng Yên là một trong những tỉnh được Trung ương Đoàn khen thưởng vì có nhiều sáng kiến tổ chức thực hiện Đề án. Cụ thể kết quả là:

- Về lựa chọn nội dung triển khai Đề án: Tỉnh Đoàn đã căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu của tỉnh lựa chọn nội dung phù hợp để triển khai là tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, hỗ trợ thanh niên vay vốn lập nghiêp. Mở rộng các dịch vụ quảng bá du lịch.

- Xây dựng Ban điều hành gồm các đồng chí có trách nhiệm và năng lực điều hành. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, từng ban ngành liên quan, sau khi xây dựng kế hoạch đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đồng thời chủ động phối hợp các ngành thực hiện, việc triển khai tới các cấp bộ Đoàn bài bản, khoa học, nghiêm túc. Tỉnh Đoàn đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện Đề án.

- Mở rộng liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

- Đã làm tốt công tác tập huấn cho cán bộ Đoàn cơ sở, xây dựng được một số sản phẩm truyền thông là: chuyên mục “Nghề nghiệp, việc làm cho thanh

niên” trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Hưng Yên, truyền thanh hàng

ngày tới 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

- Tỉnh Đoàn có một số sáng kiến tổ chức chương trình “Từ trường nghề

đến làng nghề”, “Từ trường nghề đến doanh nghiệp” tạo được hiệu ứng xã hội

tốt thu hút đông đảo thanh niên tham gia.

- Về kết quả cụ thể từ 2009 - 2012 đã hỗ trợ, tư vấn cho 37.800 lượt thanh niên về nghề nghiệp; tổ chức 127 cuộc “Tư vấn mùa thi”, tổ chức 38 sàn giao dịch việc làm; phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội cho 23.400 thanh niên vay vốn học nghề, 17.500 sinh viên vay vốn học tập. Tỷ lệ thanh niên qua đào tạo nâng từ 25% năm 2009 lên 44,5% năm 2012.

1.5.2. Kinh nghiệm của Tỉnh Đoàn Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi về nhiều mặt phát triển kinh tế như: Phát triển công nghiệp là cơ khí, điện, kỹ thuật, vật liệu xây dựng... Nông nghiệp là chế biến lâm sản. Thế mạnh của Bắc Ninh là các làng nghề truyền thống, nhất là trạm trổ,

khắc gỗ, chế biến đồ gỗ cao cấp. Có thể nói Bắc Ninh phát triển cả về nông nghiệp và công nghiệp, có nhu cầu về lao động trình độ cao rất lớn.

- Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn rất nhanh nhạy, sáng tạo điều chỉnh nội dung Đề án thực hiện tại tỉnh qua các năm cho phù hợp với địa phương. Đặc biệt biết lồng ghép các nội dung của Đề án với thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

- Đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Ban điều hành Đề án của tỉnh, giao cho Tỉnh Đoàn là cơ quan thường trực Đề án, tham mưu cho tỉnh cấp kinh phí từ đầu năm nên rất chủ động trong tổ chức thực hiện.

- Huy động được sự vào cuộc của các ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện Đề án, thể chế hóa bằng văn bản công tác phối hợp.

- Xây dựng được mạng lưới cộng tác viên rộng khắp tỉnh, chất lượng qua 4 năm đã khẳng định vai trò của tuyên truyền viên về định hướng nghề nghiệp ở các trường phổ thông.

- Công tác truyền thông được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và sâu rộng tới các cấp bộ Đoàn. Đặc biệt thành lập được các điểm tư vấn cho thanh niên ngay tại cơ sở.

1.5.3. Bài học cho Tỉnh Đoàn Hải Dương về tổ chức thực hiện Đề án

Hải Dương có nhiều đặc điểm chung với Hưng Yên và Bắc Ninh về vị trí địa lý, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Với những kinh nghiệm thực hiện Đề án trên, bài học cho tỉnh Đoàn Hải Dương để thực hiện tốt Đề án là:

a. Chọn nội dung của Đề án tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình, sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương. Chọn việc, chọn điểm tạo sự đột phá trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Biết kết hợp một số chương trình lớn của tỉnh lồng ghép thực hiện Đề án.

b. Phải tham mưu xây dựng được Ban điều hành cấp tỉnh đủ mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, đề cao tính chủ động của cơ quan thường trực là tỉnh Đoàn. Lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, có

chuyên môn sâu về lĩnh vực nghề nghiệp việc làm trực tiếp tổ chức, tham mưu triển khai Đề án.

c. Cần tham mưu tích cực với Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Đề án bằng chủ trương, cơ chế cụ thể, phân công rõ các ngành phải vào cuộc như chính trách nhiệm của ngành mình, cấp ngân sách cụ thể hàng năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm tại tỉnh Đoàn Hải Dương (Trang 51 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w