dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu của đề tài và dựa vào bảng 4.1 thống kê trên, chúng tôi đã phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài thực vật từ 1 điểm đến 7 điểm trong bảng phục lục 1 của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Khâu Tinh. Phỏng vấn người dân và đi điều tra theo tuyến khảo sát thực tế, kết quả chúng tôi đã xác định được mức độ hữu ích, mức độ xâm nhập, mức độ tác động hay tính chuyên biệt về nơi sống của các loài cây
thuốc xếp theo hạng giảm dần là khác nhau. Những cây được lựa chọn ra nhằm ưu tiên bảo tồn và nhân rộng dựa theo bảng phân hạng các loài cây thuốc có tổng điểm từ 4 điểm trở lên, đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lí và bảo tồn các loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. Kết quả được thống kê trong bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3: Các loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng
Stt
Tên cây thuốc Mức độ
đe dọa theo SĐVN (2007) Điểm phân hạng
Phổ thông Địa phương Khoa học
1 Bình vôi đỏ Kèng tìn Stephania rotunda - 7
2 Bảy lá một hoa Thiết đăng đài Paris polyphylla EN 7
3 Tầm gửi gạo đỏ Gạo tía Helixanthera sp. - 6
4 Hoàng đằng Dây vàng giang Fibraurea tinctoria - 6
5 Thiên niên kiện Ráy hương Homalomena gigantea VU 6
6 Lan kim tuyến Lá gấm Anoechilus calcareus EN 5
7 Hà thủ ô đỏ Giao đằng Fallopia multiflora VU 5
8 Giảo cổ lam Cây trường sinh Gynostemma pentaphyllum EN 5
9 Tầm gửi nghiến Củ nghiến sp - 5
10 Kim giao Muồng xiêm Nageia fleuryi - 5
11 Kim ngân Nang dum mia Lonicera bournei CR 5
12 Huyết dụ Quyền diên ái Cordyline var. tricolor - 5
13 Ba gạc Piết pua khoái Rauvolfia vervicillata VU 5
14 Cốt khí Điền thất Reynoutria japonica - 5
Stt
Tên cây thuốc Mức độ
đe dọa theo SĐVN (2007) Điểm phân hạng
Phổ thông Địa phương Khoa học
16 Khúc khắc Dây khum Heterosmilax gaudichaudiana - 4
17 Bò khai Long châu sói Erythropalum scandens - 4
18 Dây tiết dê Trần mao huây Cissampelis poreira - 4
19 Tam thất Hơ pỉa mến Panax psedo-ginseng - 4
20 Bách bộ - Stemona pierrei VU 4
21 Ý dĩ Cổ lèng si Coix lacryma - 4
22 Ba kích / Ruột
gà Chày kiềng đòi Morinda officinaliss - 4
23 Sâm đại hành Xương khỉ Eleutherine bulbosa - 4
24 Gối hạc Cây mũn Leea rubra - 4
25 Nghệđen Đẳng trang kía Curcuma zedoaria - 4
(- Chưa xác định được chính xác tên mức độđe dọa của loài)
(Nguồn: Theo số liệu điều tra Na Hang, 2014)
Qua bảng 4.3 trên, ta thấy có 25 loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông ở xã Khâu Tinh khai thác và sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu, chúng tôi đã xác định mức độ đe dọa của các loài cây thuốc theo Sách đỏ Việt Nam về việc quản lí các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm. Đây là những loài có giá trị nên bị người dân khai thác quá mức kiệt quệ dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Khâu Tinh là một trong những xã nằm trong khu bảo tồn Na Hang – Tuyên Quang, nhưng hiện nay để tìm được các loài này làm thuốc rất khó khăn và trở nên khan hiếm. Trong quá trình điều tra theo tuyến tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi ít khi bắt gặp được những loài cây như: Kim tuyến, Bảy lá một hoa, Bình vôi đỏ,… đây là những loài thực vật có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng để làm thuốc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày
của người dân cũng như trong quản lí rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu cần phải ưu tiên bảo tồn và gây trồng rộng rãi các loài thực vật đã lựa chọn ra.
Cũng bằng phương pháp điều tra phỏng vấn, khảo sát cùng với những người có kinh nghiệm về y dược như: thầy lang, già làng,…dựa vào những giá trị thực tế mà bài thuốc mang lại theo lời kể của người dân, chúng tôi đã lựa chọn ra được 5 bài thuốc hay, quan trọng cần phát triển, ưu tiên bảo tồn và nhân rộng như:
Bài thuốc dùng cho phụ nữ tắm sau khi sinh; Bài thuốc chữa sỏi thận, đái vàng;
Bài thuốc chữa đái dắt;
Bài thuốc chữa nhiễm trùng uốn ván; Bài thuốc chữa sốt rét.
Mỗi bài thuốc sử dụng những loài thực vật tồn tại rất nhiều xung quanh cuộc sống chúng ta, nhưng cũng có những loài hiện nay đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Vậy nên, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc H’Mông nói chung và bảo tồn các bài thuốc nói riêng cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực, phù hợp với suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu.