CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KÈ MÁI ĐẤT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
3.1 Thiết kế hình dạng gạch phức hình kè mái đất công trình xây dựng
Có nhiều giải pháp kè mái đất công trình xây dựng. Mỗi giải pháp có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng công trình cụ thể.
Đối với những vùng đồi núi, diện tích bề mặt sườn quá lớn, lưu lượng giao thông không nhiều, việc kè bằng đá hộc sẽ chi phí rất nhiều. Giải pháp đơn giản có thể là trông cây, trồng cỏ bảo vệ mái đất, hình 3.1.
Hình 3.1 Trồng cây, cỏ bảo vệ mái đất
Đối với vùng sông biển, có áp lực ngang của sóng, dễ gây xói mòn mái đất có thể sử dụng giải pháp rọ đá. Đá được đổ vào rọ kín và được giữ trong rọ vì vậy không bị lăn, trượt... Các rọ được xếp chồng lên nhau và có trọng lượng bản thân rất lớn vì vậy có độ ổn định cao, hình 3.2.
Hình 3.2 Gia cố sông Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên bằng rọ đá
Một số quốc gia có công nghệ xây dựng phát triển và điều kiện kinh tế, ngoài yêu cầu về kinh tế còn đòi hỏi yêu cầu về tính thẩm mỹ. Giải pháp hiện đại có thể là thảm rồng, túi lưới, hay bê tông bọc vải địa – hình 3.3.
Thảm rồng đá túi lưới – Đan Mạch Bê tông bọc vải địa kỹ thuật – Hàn Quốc
Hình 3.3 Giải pháp kè hiện đại
Hướng tới việc đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, công trình có tính thẩm mỹ nhưng chi phí đầu tư không cao. Giải pháp lựa chọn trong đề tài là sử dụng
gạch phức hình kè mái đất công trình xây dựng. Việc lựa chọn này xuất phát từ phân tích ưu điểm nổi bật so với vật liệu kè truyền thống là đá hộc:
+ Khả năng liên kết giữa các viên đá hộc với nhau kém nên khi xuất hiện 1 vùng phá hủy sẽ dễ xảy ra phá hủy dây chuyền. Gạch phức hình được liên kết với nhau bằng vữa giống như đối với đá hộc, ngoài ra chúng còn liên kết móc xích với nhau trong mặt phẳng làm việc do đặc trưng hình học.
+ Kích thước đá hộc hình khối tương đối đều và tròn nên khi sụt lở sẽ lăn, gây nguy hiểm. Trong khi gạch phức hình có dạng to và dẹt nên không bị lăn khi mái đất bị phá hủy.
+ Thi công kè mái đất bằng đá hộc mất nhiều công sức cho việc vận chuyển và thi công do trọng lượng nặng, không có tính modul, khuôn mẫu và các viên đá có kích thước không đều nhau. Trong khi các viên gạch phức hình có kích thước đều nhau, môđun hợp lý do được đúc bằng khuôn định hình.
Phương án thiết kế hình dạng được lựa chọn từ 03 phương án, hình 3.4
Phương án 1 Phương án 2
Phương án 3
Phương án 1 và 2 có đặc điểm là dễ tạo khuôn, dễ thi công, tuy nhiên việc liên kết móc xích với nhau trong mặt phẳng kém. Phương án 3 có ưu điểm là liên kết bề mặt rất tốt, một viên có thể liên kết móc xích với 06 viên xung quanh, xem hình 3.5.
Hình 3.5 Liên kết gạch phức hìhàng hoá
Tuy nhiên việc chế tạo làm chặt viên gạch phức hình theo phương án 3 sẽ khó hơn do viên gạch có nhiều góc cạnh. Giải pháp tạo hình trong trường hợp này là giải pháp ép rung (vừa ép vừa rung). Sản phẩm sau đó được dưỡng hộ ẩm nhiệt.
Trong phạm vi đề tài, phương án thứ 3 được lựa chọn, kích thước viên gạch và khuôn như hình 3.6, 3.7.
Hình 3.7 Khuôn đúc gạch phức hình