Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu

Một phần của tài liệu Đề tài NCKH cấp trường nghiên cứu lựa chọn giải pháp kè mái đất công trình xây dựng (Trang 34 - 38)

2.2.3.1 Xác định cường độ nén của gạch

Xác định cường độ chịu nén của gạch xây được tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6355-2:2009 “Gạch xây-Phương pháp thử xác định cường độ nén”

Với loại gạch có chiều dày nhỏ hơn 3/4 chiều rộng (gạch silicat, gạch đặc, gạch rỗng loại nhỏ…), mẫu thử nén là 2 nửa viên gạch nguyên được cắt chồng lên nhau, liên kết với nhau bằng vữa xi măng – cát, hai đầu cắt nằm về hai phía khác nhau. Với loại gạch có kích thước còn lại, bao gồm gạch rỗng 4 lỗ và các loại gạch phi tiêu chuẩn khác, mẫu thử nén là 5 nửa của 5 viên gạch nguyên. Mỗi viên gạch nguyên được cắt ngang sao cho chiều dài mẫu thử

bằng một nửa chiều dài viên gạch nguyên ±1 cm. Chiều rộng và chiều dầy mẫu thử là chiều rộng và chiều dầy viên gạch nguyên.

Dùng vữa xi măng – cát (có cường độ ở tuổi 3 ngày >16 MPa) trát phẳng bề mặt và đưỡng hộ tự nhiên trong phòng thí nghiệm 72 giờ rồi đem thử. Tốc độ tăng lực nén phải đều và từ 0,2 MPa đến 0,3 MPa trong 1 giây đến khi mẫu thử bị phá hủy hoàn toàn.

P

a) Sơ đồ thử cường độ chịu nén

P L/2 L/2 L/2 L h b 2 1 5 3 4

b) Sơ đồ thử cường độ chịu uốn

1- mẫu thử; 2- gối truyền lực; 3,4- gối tựa di động và cố định; 5- vữa lót tạo phẳng

Hình 2.5 Sơ đồ thí nghiệm cường độ nén và uốn của gạch xây

Cường độ nén của mẫu thử được tính bằng MPa, theo công thức:

SP P Rn =

Trong đó:

P: lực nén phá hủy mẫu, tính bằng Niu tơn (N).

S: giá trị trung bình cộng tiết diện của hai mặt ép, tính bằng mm2.

Kết quả thí nghiệm nén là trung bình cộng của 5 mẫu thử, với điều kiện sai số lớn nhất của một mẫu thử không quá 35% so với giá trị trung bình trên. Nếu sai số lớn nhất quá 35% thì giá trị trung bình được tính trên 4 mẫu còn lại. Trong trường hợp có 2 mẫu sai lệch quá mức trên thì phải lấy mẫu tiến hành thử lại.

2.2.3.2 Xác định cường độ uốn của gạch

Xác định cường độ chịu uốn của gạch xây được tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6355-3:2009 “Gạch xây-Phương pháp thử xác định cường độ uốn”

Mẫu uốn được tạo bằng cách dùng vữa xi măng – cát (có cường độ tuổi 3 ngày >16 MPa) trát phẳng 3 vị trí gồm gối đặt lực uốn và 2 gối tựa. Mẫu được dưỡng hộ tự nhiên trong phòng thí nghiệm 72 giờ rồi đem thử.

Cường độ chịu uốn từng mẫu thử tính bằng MPa xác định theo công thức:

2. . . 2 . . 3 h w L P Ru = Trong đó:

P: Tải trọng phá hủy mẫu, tính bằng Niu tơn (N). L: Khoảng cách giữa hai gối dưới, tính bằng mm. w: Chiều rộng mẫu thử, tính bằng mm.

h: Chiều cao mẫu thử, tính bằng mm.

Kết quả thí nghiệm uốn là trung bình cộng của 5 mẫu thử, với điều kiện sai số lớn nhất của một mẫu thử không quá 50% so với giá trị trung bình trên. Nếu sai số lớn nhất quá 50% thì giá trị trung bình được tính trên 4 mẫu còn lại. Trong trường hợp có 2 mẫu sai lệch quá mức trên thì phải lấy mẫu tiến hành thử lại.

2.2.3.3 Xác định độ hút nước của gạch

Xác định độ hút nước của gạch xây được tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6355-4:2009 “Gạch xây-Phương pháp thử xác định độ hút nước”

Sử dụng 5 mẫu thí nghiệm là 5 viên gạch nguyên đã được vệ sinh sạch sẽ. Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C - 1100C đến khối lượng không đổi (thông thường thời gian sấy không ít hơn 24giờ). Khối lượng không đổi là hiệu số giữa hai lần cân liên tiếp không lớn hơn 0,2%, thời gian giữa hai lần cân liên tiếp không nhỏ hơn 3 giờ. Tiến hành cân mẫu, xác định được trọng lượng khô.

Đặt các mẫu thử đã khô và nguội theo chiều thẳng đứng vào thùng hoặc bể nước có nhiệt độ 270C±20C trong thời gian 24 giờ. Sau đó vớt mẫu thử, dùng khăn ẩm thấm bề mặt mẫu và cân mẫu đã bão hòa nước. Thời gian từ khi vớt mẫu đến khi cân xong không được quá 3 phút.

Độ hút nước từng mẫu thử (X), tính bằng % theo công thức:

0 0 1 m m m X = − Trong đó:

m0: Khối lượng mẫu sau khi sấy khô, tính bằng gam. m1: Khối lượng mẫu sau khi ngâm nước, tính bằng gam.

Kết quả tính là trung bình cộng kết quả của 5 mẫu thử, tính chính xác tới 0,1%.

2.2.3.4 Xác định khối lượng thể tích của gạch

Xác định khối lượng thể tích gạch được tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6355-5:2009 “Gạch xây-Phương pháp xác định khối lượng thể tích”

Cân mẫu mẫu đã được sấy khô để xác định khối lượng mẫu. Đo các kích thước mẫu thử từ đó xác định khối lượng thể tích mẫu thử.

Mẫu thử là 5 viên gạch nguyên hoặc có thể sử dụng mẫu thử sau khi đã sấy khô ở thí nghiệm xác định độ hút nước ở phần trên

Đo kích thước chiều dài, rộng, cao. Các kích thước mỗi chiều là trung bình cộng của 4 cạnh thuộc về chiều đó.

Khối lượng thể tích từng mẫu thử (ρ) tính bằng g/cm3 theo công thức sau:

lbh m

=ρ ρ

Trong đó:

m – là khối lượng mẫu thử sau khi sấy khô, g

l,b,h lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao mẫu thử, cm

Một phần của tài liệu Đề tài NCKH cấp trường nghiên cứu lựa chọn giải pháp kè mái đất công trình xây dựng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w