Đối với công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam thì công ty kiểm toán đã qua một lần kiểm toán nên KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán lần trước và thực hiện phỏng vấn với khách hàng xem có gì thay đổi đáng kể không:
Kỳ kế toán năm: Năm tài chính: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đơn vị sử dụng Đồng Việt Nam trong hạch toán kế toán
Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng: Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và Thông tư Số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
- Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 03 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
4
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh nghiệp vụ.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính, chênh lệch tỷ giá được tính vào thu nhập hoặc chi phí tài chính và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ.
Đánh giá chênh lệch tiền bằng ngoại tệ cuối kỳ theo thông tư 179/2012/TT- BTC ngày 24/10/2012.
Qua tìm hiểu và đối chiếu với hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV kết luận các quy định, chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị không có thay đổi so với năm trước và phù hợp với chuẩn mực kế toán.
Sau khi hoàn thành bước tìm hiểu, thu thập thông tin khách hàng, KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC bao gồm: Bàng CĐKT, KQHĐKD, tỷ số tài chính.
2.2.1.4 Phân tích sơ bộ BCTC
Để có thể hiểu được tổng quan về tình hình kinh doanh trong năm và khoanh vùng kiểm toán, KTV tiến hành phân tích Bàng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, Bảng phân tích các tỷ số tài chính qua các công cụ phân tích so sánh, xu hướng, và các tỷ số tài chính để tìm ra những biến động bất thường của một khoản mục. Từ đó, KTV sẽ thận trọng hơn khi xác định mức độ và phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán khác. Ngược lại, nếu qua phân tích không phát hiện những biến động bất thường thì có thể giảm bớt các thử nghiệm. Tuy nhiên trong những trường hợp tổng quát như vậy càng đòi hỏi nhiều minh nghiệm và năng lực phán đoán của KTV.
Phân tích xu hướng:
Mục tiêu: dựa vào BCTC, KTV lập bảng phân tích ngang, tính toán chênh lệch số liệu năm hiện hành với số liệu đã được kiểm toán năm trước. Khi phát hiện những biến động lớn, sẽ tìm hiểu nguyên nhân và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những giải thích.
KTV tiến hành thu thập bảng CĐKT 2014 và năm 2013 đã kiểm toán. Sau đó, KTV sẽ tổng hợp số dư các khoản mục trên bảng CĐKT và so sánh tất cà chi tiêu của năm 2014 và năm 2013 theo số tuyệt đối và số tương đối dựa vào công thức sau:
Số tuyệt đối: Chênh lệch = Số dư năm 2014 – số dư năm 2013
Số tương đối: Tỷ lệ % =
Số dư năm 2014 – số dư năm 2013
Số dư năm 2013 Bảng CĐKT được phân tích như Bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5 Phân tích Bảng Cân đối kế toán (tóm tắt)
ĐVT: đồng
Tài sản Số dư ngày
31/12/2013 Số dư ngày 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 445,640,974,657 470,412,871,144 24,771,896,487 6 1.Tiền 22,280,636,431 33,357,242,648 11,076,606,217 50 2.Đầu tư ngắn hạn 29,929,080,000 0 -29,929,080,000 -100 3.Phải thu khách hàng 332,951,948,971 368,981,607,275 36,029,658,304 11
4.Trả trước cho người bán 14,171,099,079 19,406,862,507 5,235,763,428 37
5.Các khoản phải thu khác 85,885,222 174,406,304 88,521,082 103
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
0 0 0
7.Hàng tồn kho 37,001,997,344 36,114,038,541 -887,958,803 -2
8.Chi phí trả trước ngắn hạn 109,595,733 348,273,931 238,678,198 218
9.Thuế GTGT được khấu trừ 8,857,551,571 10,469,525,119 1,611,973,548 18
10.Thuế và các khoản khác phải thu từ Nhà nước
153,585,706 225,499,219 71,913,513 47
11.Tài sản ngắn hạn khác 99,594,600 1,335,415,600 1,235,821,000 1241
1.Tài sản cố định hữu hình 100,671,480,616 107,409,251,843 6,737,771,227 7 - Nguyên giá 231,810,955,638 259,498,716,756 27,687,761,118 12 - Hao mòn lũy kế -131,139,475,022 -152,089,464,913 -20,949,989,891 16 2.Tài sản cố định vô hình 57,512,000 306,102,174 248,590,174 432 - Nguyên giá 101,392,500 376,039,000 274,646,500 271 - Hao mòn lũy kế -43,880,500 -69,936,826 -26,056,326 59
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
38,287,153,086 53,098,846,637 14,811,693,551 39
4.Chi phí trả trước dài hạn 1,880,304,695 3,671,036,364 1,790,731,669 95
Tổng tài sản 586,537,425,054 634,898,108,162 48,360,683,108 8
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 282,441,016,965 237,243,105,360 -45,197,911,605 -16
1. Vay và nợ ngắn hạn 184,387,167,332 174,308,173,160 -10,078,994,172 -5
2. Phải trả người bán 84,407,234,489 51,477,326,262 -32,929,908,227 -39
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1,002,777,093 1,544,247,514 541,470,421 54
5. Phải trả công nhân viên 3,590,869,875 4,765,762,145 1,174,892,270 33
6. Chi phí phải trả 3,227,666,500 3,856,146,500 628,480,000 19
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
281,838,702 651,634,394 369,795,692 131
4. Vay và nợ dài hạn 5,543,462,974 639,815,385 -4,903,647,589 -88
B. Vốn chủ sở hữu 304,096,408,089 397,655,002,802 93,558,594,713 31
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 154,199,412,166 154,199,412,166 0 0
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
149,896,995,923 243,455,590,636 93,558,594,713 62
Tổng nguồn vốn 586,537,425,054 634,898,108,162 48,360,683,108 8
Căn cứ kết quả phân tích của Bảng 2.5 ta thấy các chỉ tiêu trên bảng CĐKT giữa 2 năm tài chính 2014 và 2013 đều tăng, ngoài trừ vay và nợ ngắn hạn giảm 88% tương ứng
4,903,647,589, phải trả người bán giảm 39% tương ứng 32,929,908,227, đầu tư ngắn hạn giảm hoàn toàn.
- Các khoản tăng cao đáng chú ý:
Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 218% tương ứng tăng 238,678,198 đồng, có nhiều khoản chi phí trả trước và được phân bổ dần.
Tài sản ngắn hạn khác tăng 1241% tương ứng tăng 1,235,821,000 đồng, do khoản tiền tạm ứng trước cho nhà cung cấp.
Tài sản vô hình tăng 432% tương ứng tăng 248,590,174 đồng, do công ty lắp đặt thêm hệ thống camera.
Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng 131% tương ứng tăng 369,795,692 đồng, do các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn và BHXH giữ lại 2% tăng nhiều so với năm trước.
Riêng đối với khoản mục tiền tăng 50% so với năm 2013 tương ứng 11,076,606,217 đồng, do các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 6 tháng, doanh nghiệp không ghi nhận vào các khoản đầu tư tài chính mà cho vào tài khoản tiền gửi.
- Phân tích Báo cáo KQKD:
KTV tiến hành thu thập Báo cáo KQHĐKD năm 2014 và năm 2013 đã kiểm toán. Sau đó, KTV tổng hợp các khoản mục doanh thu và chi phí phát sinh. KTV sẽ tính toán chênh lệch, tỷ lệ phần trăm theo số tuyệt đối và số tương đối dựa vào công thức sau: Số tuyệt đối: Chênh lệch = Số phát sinh năm 2014 – số phát sinh năm 2013
Số tương đối: Tỷ lệ % =
Số phát sinh năm 2014 – Số phát sinh năm 2013
Số phát sinh năm 2013
Bảng 2.6 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Đồng Khoản mục Số dư 31/12/2013 Số dư 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 570,988,574,495 611,978,948,700 40,990,374,205 7 2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 0
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 570,988,574,495 611,978,948,700 40,990,374,205 7
4. Giá vốn hàng bán 404,800,814,633 464,332,324,580 59,531,509,947 15
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 166,187,759,862 147,646,624,120 -18,541,135,742 -11
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 5,802,767,313 8,512,436,029 2,709,668,716 47
7. Chi phí tài chính 12,778,876,826 10,731,051,269 -2,047,825,557 -16
- Trong đó : chi phí lãi vay 8,518,178,535 7,843,563,566 -674,614,969 -8
8. Chi phí bán hàng 96,141,810,563 44,275,034,938 -51,866,775,625 -54
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 8,013,864,838 8,437,176,536 423,311,698 5
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 55,055,974,948 92,715,797,406 37,659,822,458 68
11. Thu nhập khác 4,345,483,266 6,411,056,603 2,065,573,337 48
12. Chi phí khác 818,759,409 744,794,218 -73,965,191 -9
13. Lợi nhuận khác 3,526,723,857 5,666,262,385 2,139,538,528 61
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 58,582,698,805 98,382,059,791 39,799,360,986 68
15. Chi phí thuế thu nhập
hiện hành 4,500,316,163 4,823,465,078 323,148,915 7
16. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại 0 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế thu
Qua kết quả phân tích ở Bảng 2.6, ta thấy số dư cuối niên độ giữa năm 2013 và 2014 có những biến động như sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không tăng cao chỉ 7% tương ứng 40,990,374,205, bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 47% tương ứng 2,709,668,716 do khoản lãi do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, thu nhập khác tăng 48% tương ứng 2,065,573,337 từ việc bán phế liệu.
- Chi phí bán hàng giảm đáng kể trong năm 2014, giảm đến 51,866,775,625, tương ứng giảm 54%, công ty áp dụng chính sách bán hàng mới khá hiệu quả.
- Từ sự tăng doanh thu và giảm chi phí dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế cũng tăng khá cao là 68%, tương ứng với 39,799,360,986.
Phân tích tỷ số:
Mục tiêu: Tính toán các tỷ số dựa trên thông tin tài chính và phi tài chính, đối chiếu với tỷ số kỳ trước, để nhận diện những điểm bất thường, những biến động lớn còn xem xét.
Để phân tích các tỷ số tài chính, KTV cần thu thập bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD năm 2014 và năm 2013 đã kiểm toán. Sau đó, KTV tiến hành lập bảng phân tích các tỷ số theo các nhóm: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn; khả năng thanh toán; tỷ suất sinh lời. Cuối cùng, KTV sẽ so sánh, đối chiếu, kiểm tra chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra kết luận.
Báng 2.7 Bảng phân tích các tỷ số tài chính
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản ( % )
- Tài sản dài hạn / Tổng Tài sản 0.26 0.24
- Tài sản ngắn hạn / Tổng Tài sản 0.74 0.76
1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn ( % )
- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 0.38 0.48
- nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 0.62 0.52
2. Khả năng thanh toán
2.1 Khả năng thanh toán tổng quát
(Tổng TS/Nợ phải trả) ( lần ) 2.64 2.08
2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( lần )
(Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn) 1.96 1.61
2.3 Khả năng thanh toán nhanh ( lần )
(Tiền/Nợ ngắn hạn) 0.00 0.08
3. Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( % )
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 0.16 0.10
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 0.15 0.09
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( % )
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên Tổng Tài sản 0.15 0.10
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Tổng Tài sản 0.14 0.09
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 0.23 0.18
Căn cứ theo kết quả đã phân tích ở Bảng 2.7, ta thấy:
Tài sản dài hạn chiếm 0.26 trên tổng giá trị tài sản, trong khi đó tài sản ngắn hạn chiếm 0.74, tăng 0.02 so với năm trước do Tài sản ngắn hạn khác tăng khá cao.
VCSH chiếm 0.62 tồng giá trị nguồn vốn, tăng 0.1 và nợ phải trả giảm 0.1 so với năm trước, chỉ chiếm 0.38 tổng nguồn vốn.
Khả năng thanh toán nhìn chung có tăng so với năm trước, trừ khả năng thanh toán nhanh đã giảm về 0.
Các tỷ suất sinh lời đều tăng hơn so với năm 2013, cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang rất tốt.
Tóm lại: Qua việc phân tích sơ bộ BCTC bao gồm phân tích bảng CĐKT, KQHĐKD, và các tỷ số tài chính, KTV bước đầu nhận thấy số dư tiền năm 2014 tăng khá cao so với 2013. Vì vậy, KTV sẽ tiến hành kiểm tra vào các tài khoản chi tiết của tiền thông qua việc đối chiếu việc kết chuyển số dư giữa các sổ, xác nhận lại với ngân hàng, và kiểm tra mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh lớn…
Sau khi phân tích sơ bộ BCTC, KTV tiến hành bước kế tiếp là tìm hiểu về hệ thống KSNB tại đơn vị.
2.2.1.5 Tìm hiểu về hệ thống KSNB
Mục đích: Thông qua tìm hiểu vể hệ thống KSNB, KTV đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục. Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV tính toán khối lượng và mức độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó, KTV xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế thủ tục kiểm toán.
Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa và phát hiện những gian lận sai sót. Theo một số nội dung như phỏng vấn một số nhân viên trong công ty và tham khảo kinh nghiệm của KTV tiền nhiệm. Sau đây là bảng câu hỏi về KSNB được chuẩn bị sẵn để tiến hành cuộc phỏng vấn:
Bảng 2.8 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB
Câu hỏi
1.Công việc của thủ quỹ và kế toán có do từng người phụ trách riêng biệt hay không? 2.Các phiếu thu, phiếu chi có đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng không?
3.Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu hoặc chi tiền hay không? 4.Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ hay không?
5. Hàng tháng kế toán và thủ quỹ có đối chiếu số dư hay không?
6. Việc đối chiếu sổ phụ ngân hàng có được tiến hành hàng tháng hay không? 7. Các khoản ngoại tệ có được mở sổ theo dõi riêng hay không?
8. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng chứng từ hay không? 9. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng kỳ hay không?
Thông qua việc phỏng vấn một số nhân viên công ty và kinh nghiệm của KTV trong lần kiểm toán trước đó, KTV nhận thấy đơn vị có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, quá
trình xét duyệt chứng từ đúng quy định, việc cất giữ và lưu trữ chừng từ cẩn thận, nhà quản lý có quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động các bộ phận. Tuy nhiên, kế toán chưa tiến hành đối chiếu số phụ hàng tháng, điều này KTV sẽ góp ý cho đơn vị. KTV kết luận ban đầu về hệ thống KSNB đơn vị khá tốt.
Trên cơ sở tìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC và khoản mục tiền.
2.2.1.6 Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Xác lập mức trọng yếu:
Mức trọng yếu là sổ tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, nghĩa là nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thông tin.
Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. Lợi nhuận thì được nhiều KTV lựa chọn vì đó là chỉ tiêu được