Nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10-CTCP pdf (Trang 29 - 31)

Năng lực của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, ban đầu tư chưa xây dựng được chiến lược đầu tư lớn kịp thời. Chưa có chính sách cụ thể, hợp lí ưu đãi khuyến khích thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài, cán bộ chuyên gia đầu ngành góp phần đẩy mạnh phát triển may mặc xuất khẩu của công ty.

Nhiều cán bộ công nhân chưa tích cực coi trọng việc tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ nên trình độ còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện đại hóa công nghệ sản xuất và cơ chế thị trường may mặc xuất khẩu.

Do ảnh hưởng của tư duy cũ, của cơ chế chính sách dẫn tới việc cải tổ, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp còn chậm, công ty chưa mạnh dạn đầu tư lớn để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Tóm tắt chương 2

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực của công ty là thị trường nước ngoài. Công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu vào nhiều nước trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật

Bản…Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là áo sơ mi, comple, áo jacket, veston. Đó là những sản phẩm mang tính thời trang cao, có thương hiệu, uy tín lớn trên thị thị trường .

Qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu ở trên đã khái quát đựợc tình hình hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian qua. Đánh giá những kết quả đạt được và khó khăn tồn tại của hoạt động này, từ đó doanh nghiệp có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong 10 năm tới.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10- ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10-

CTCP

3.1 Định hướng chiến lược xuất khẩu của công ty đến năm 2020

3.1.1 Những thách thức và lợi thế xuất khẩu của Tổng Công ty May 10-CTCP

* Thách thức

- Nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và nguồn lực lao động ngày càng khan hiếm. Ngày càng có nhiều cơ hội việc làm khác dễ thở mà

lương cao hơn, trong khi lao động ngành dệt may vất vả mà lương không tương xứng là nguyên nhân chính khiến nhiều công nhân bỏ việc.

- Sang năm 2010, giá nguyên, nhiên phụ liệu đầu vào đồng loạt tăng. Trong đó, giá bông nguyên liệu tăng cao nhất so với những năm gần đây, bình quân là 1,9 USD/kg, trong khi đó giá bông thường chỉ ở mức 1,5 USD/kg. Giá các nhiên liệu như xăng, dầu, điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng…tăng đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- .Đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ: Ngày 1/1/2010, Luật Bảo vệ môi trường người tiêu dùng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực, trong đó vấn đề kĩ thuật mới đối với nhập khẩu hàng dệt may là rào cản không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Theo đó, những lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải có giấy an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kì (CPSA) kiểm nghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ phải mất thêm kinh phí thực hiện xác nhận này

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10-CTCP pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)