- Thí nghiệm được bố trí thành 5 lô với 4 lô tiêm vi khuẩn và 1 lô tiêm nước muối sinh lý (0,85% NaCl) làm đối chứng.
- Cá thí nghiệm: Chọn cá chẽm khỏe, ăn tốt, có chiều dài và khối lượng thân trung bình lần lượt là 18,5 (± 1,34)cm và 76,7 ( ± 22,9)g (thí nghiệm lần 1); 20,6 (± 1,52)cm và 106,8 (± 20,2)g (thí nghiệm lần 2), cá mua từ các lồng nuôi thương phẩm và được nuôi thuần dưỡng trong bể composit 2000 lít, có hệ thống nước chảy ra vào liên tục trong 2 tuần trước khi bố trí ngẫu nhiên vào trong các lô thí nghiệm.
- Vi khuẩn thí nghiệm: Là chủng có tần số bắt gặp cao nhất là V. alginolyticus (CH3G- TCBSVN), bố trí thành 4 lô tiêm là 1x103 1x104, 1x105, 1x106 CFU/g khối lượng thân cá
- Điều kiện nuôi thí nghiệm:
Mật độ: 6 con/bể composit 200 lít Độ mặn 30 - 32%0 Nhiệt độ nước 27 - 280C Sục khí liên tục
Cho ăn thức ăn công nghiệp, khẩu phần ăn 2% khối lượng thân/ ngày, cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều.
- Thí nghiệm cảm nhiễm: Mỗi con cá ở các lô thí nghiệm được tiêm dưới da 0,2 ml dung dịch chứa vi khuẩn (lô đối chứng được tiêm 0,2 ml dung dịch nước muối sinh lý (0,85% NaCl) vô trùng).
bệnh, quan sát các biểu hiện bệnh bên ngoài, giải phẫu để kiểm tra sự biến đổi các nội quan bên trong và thu mẫu bệnh phẩm để nghiên cứu vi khuẩn.
- Tính LD50 (Liều gây chết 50% cá thể sau khi thí nghiệm): LD50 được xác định theo công thức của Reed và Muench (1938)
LD50 = Nồng độ gây chết lớn hơn 50% thấp nhất trừ cho số nội suy (p.d)
pd = L % - 5% (L là tỷ lệ chết trên 50% thấp nhất; H là tỷ lệ chết dưới 50% L% - H% cao nhất.).