Trong công nghiệp:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ TÀI: "THỦY NGÂN _ NGUY CƠ TÌM ẨN" pptx (Trang 33 - 40)

- Viêm miệng và niêm mạc: Ở thể nhiễm độc bán cấp, bệnh nhân bị suy nhược, ăn kém ngon, sốt nhẹ (38 độ C), răng có cảm giác khó chịu, nước bọt tiết nhiều và có

2.5.1.1. Trong công nghiệp:

Hạn chế sử dụng thủy ngân trong các ngành công nghiệp.Một số ngành bắt buộc phải sử dụng thủy ngân thì phải có quy trình quản lý nghiêm ngặt đề phòng rò rỉ ra bên ngoài.

Đối với những ngành sản xuất, khai thác, chế biến phát sinh ra thủy ngân để quản lý nguy cơ thủy ngân ra ngoài môi trường cách tốt nhất là sử dụng phương pháp thu hồi hay xử lý tại nguồn.Sau đây là một số giải pháp xử lý thủy ngân trong một số ngành công nghiệp.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp để xử lý thủy ngân.Tuy nhiên, hai phương pháp nổi bật hơn cả là hấp phụ bằng than hoạt tính và bằng muối sulfur.

Thiết bị hấp phụ bằng muối sunfur có 2 loại:

 Bình hấp phụ theo nguyên tắc hấp phụ dọc trục: dòng khí được dẫn vào trong bình hấp phụ, đi qua khoảng không và lớp bi cầu ceramic để ổn định dòng trước khi tham gia vào phản ứng hóa học bên trong bình theo phương thẳng đứng dọc trục của bình. Sau khi đã tham gia phản ứng với muối sulfur bên trong dòng khí sẽ đi theo ống dẫn khí ra ngoài.

 Bình hấp phụ theo nguyên tắc hấp phụ theo bán kính (hấp phụ ngang): dòng khí đi vào bình hấp phụ và chủ yếu được dẫn vào các đường ống nhỏ sát thành bình và trên

thân những ống nhỏ sát thành bình này có những lỗ nhỏ để dòng khí thấm ngược vào tâm bình xuyên qua lớp hóa chất hấp phụ và đi vào đường ống thu hồi khí nằm dọc trục bình hấp phụ và đi ra ngoài.

Hình 1. Bình hấp phụ theo nguyên tắc hấp phụ dọc trục. Hình 2. Bình hấp

phụ theo nguyên tắc hấp phụ theo bán kín

Thông số dòng khí đầu vào bình hấp phụ và chế độ làm việc của 1 mỏ khai thác sử dụng bình hấp phụ để xử lý thủy ngân :

Bảng 1. Chế độ làm việc và thông số dòng khí

Hàm lượng thủy ngân đầu vào

170 µg/Sm3

Hàm lượng thủy ngân đầu

ra 0,1 µg/Sm 3 Hàm lượng H2S 0 Ppm Hàm lượng hấp phụ Fe2S3 20 m3 Hàm lượng hấp phụ CuS 18 m3 Lưu lượng dòng khí 120 MMSCFD

Chiều cao tối đa cho phép 10 M Chiều rộng sàn tối đa cho

phép

4 M

Đường kình trong của tháp 3 M Chiều cao tầng hấp phụ tối

Hình 9. Sơ đồ xử lý thủy ngân tại mỏ khai thác

• Tràn đổ mức độ nhỏ:

- Khoanh vùng tràn đổ:

Thủy ngân dễ bị chia nhỏ và khuếch tán. Nếu thấy khả năng thủy ngân dễ bị khuếch tán sang khu vực lân cận hãy ngay lập tức khoanh tràn khu vực tràn đổ bằng cát, bột lưu huỳnh hay hợp chất tạo hỗn hống với thủy ngân. Ngăn chặn không cho thủy ngân chảy xuống vị trí cống rãnh, thoát nước bằng cách sử dụng gờ chặn hay băng dán.

Chú ý thủy ngân tiếp xúc với nhiệt hay bị hút vào hệ thống hông gió hãy áp dụng biện pháp xử lý thủy ngân tràn đổ mức độ lớn. Hoặc trong những trường hợp khu vực tràn đổ có khả năng tồn tại hơi thủy ngân nồng độ cao phải sử dụng thêm thiết bị bảo vệ, nhờ thêm chuyên gia xử lý.

- Sơ tán khỏi khu vực tràn đổ :

Trước hết tất cả mọi người phải rời ra khỏi khu vực tràn đổ. Không cho phương tiện xe cộ đi vào khu vực bị ảnh hưởng. Người có khả năng đã tiếp xúc với thủy ngân phải di chuyển ra khỏi vị trí khu vực tràn đổ đến vị trí tập trung và chờ ở đó đến khi được đánh giá và xử lý phơi nhiễm xong. Ngay sau khi rời khỏi vị trí tràn đổ, những người này phải cởi bỏ quần áo, giày dép tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân và bỏ vào bao nilong để xử lý.

- Tắt thiết bị thông gió hoặc điều hòa:

Nếu có sự cố tràn đổ xảy ra bên trong các tòa nhà thì ngay lập tức tắt các thiết bị thông gió, điều hòa tránh thủy ngân khuếch tán vào hệ thông HVAC.Mở cửa sổ ngaoì hoặc cửa sổ phòng, thực hiện thông gió tự nhiên hay mở quạt để thông gió cưỡng bức.

- Tiến hành thu gom:

Trước khi tiến hành thu gom, người tham gia thu gom cần chuẩn bị các dụng cụ bảo vệ cá nhân như:

- Goggles

- Găng tay cao su

- Ủng

- Quần áo chống hóa chất

- Mặt nạ phòng độc cartridge loại dùng cho thủy ngân( sau khi dùng xong thải bỏ ngay cartridge)

- Trong trường hợp phải quỳ gối xuống sàn đề thu gom thì phải sử dụng quần áo thích hợp để tránh thủy ngân bám vào quần áo và da

Đặt biển cảnh báo “ tràn đổ thủy ngân, cấm vào” tại khu vực tràn đổ.

Dùng chổi mềm hoặc giấy bìa cứng để thu gom các giọt thủy ngân nhìn thấy được. Đối với những giọt thủy ngân lớn có thể dùng bơm hút bằng tay hoắc cao su xốp hút thủy ngân để thu gom sau đó bỏ vào hộp nhựa PE và dán nhãn ‘chất thải thu gom thủy ngân’.

Rắc bột lưu huỳnh hoặc bột kẽm để phát hiện và thu gom thủy ngân còn xót hoặc có thể rắc natri thiosufate/EDTA tại khu vực tràn đổ, rồi thấm ướt bằng bình phun sương. Sau 12 tiếng thu gom tất cả bột này và bỏ vào hộp dán nhãn “ chất thải thu gom thuỷ ngân”

Tiến hành giám sát nồn độ thủy ngân tại khu vực tràn đổ.Tất cả các dụng cụ bảo hộ có dính thủy ngân cần thu gom vào túi nilong rồi buộc chặt.Vệ sinh cơ thể băng xà phòng. Nếu có dấu hiệu phơi nhiễm phải tiến hành xét nghiệm nồng độ thủy ngân trong nước tiểu. Kết quả phải thấp hơn 20 microgam trên lít nước tiểu.

• Tràn đổ ở mức độ lớn (trên 5 ml)

Trong trường hợp tràn đổ thủy ngân mức độ lớn đòi hỏi lực lượng chuyên môn xử lý Trong khi chờ lực lượng chuyên nghiệp xử lý hãy sơ tán tất cả mọi người khỏi khu vực tràn đổ. Không được dùng nước xịt vì thủy ngân có thể theo vào đường ống cống. Cởi bỏ quần, áo tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân và bỏ vào túi nilon buộc chặt lại, chờ kiểm tra, xử lý.

Lực tượng chuyên nghiệp được trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân chuyên dụng sẽ tiến hành do đạc nồng độ thủy ngân tại khu vực tràn đổ.

1. Dùng chổi mềm hoặc giấy cứng để thu gom những giọt thủy ngân nhìn thấy được. Sau đó sử dụng thiết bị hút thủy ngân bằng chân không để thu gom triệt để thủy ngân còn lại.

Hình 10: Bình hút thủy ngân

Hình 11: Dùng chổi mềm để thu những giọt Hg

2. Sau đó tiến hành rửa khu vực bằng dung dịch HgX

3. Gia nhiệt khu vực ở 40 độ C trong vòng 4 giờ đồng hồ. Sau đó tiến hành thông gió cưỡng bức trong vòng một giờ đồng hồ.

4. Cuối cùng kiểm tra lại nồng độ thủy ngân, đảm bảo nồng độ thủy ngân nhỏ hơn 10 microgram trên met khối.

Nếu có dấu hiệu phơi nhiễm phải tiến hành xét nghiệm để xác định nồng độ thủy ngân trong nước tiểu.

Một số phương pháp xử lý thủy ngân trong nước thải:

 Phương pháp hóa học:

Xử lý các hợp chất thuỷ ngân nước thải bị ô nhiêm thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân được tạo thành trong sản xuất Clo và NaOH trong các quá trình điện phân dùng điện cực Hg do sản xuất Hg điều chế thuốc nhuộm, các hyđrocacbon do sử dụng Hg làm chất xúc tác. Hg trong nước tồn tại ở dạng kim loại , hợp chất vô cơ : Oxit , HgCl2,sunfat,xianua…

Thuỷ ngân kim loại được lắng và lọc, các hạt không lắng được ôxy hoá bằng clo hoặc NaOCl thành HgCl2 sau đó xử lý nước bằng NaHSO4 hoặc Na2SO3 để loại chúng và clorua.

Thuỷ ngân có thể được tách ra khỏi nước bằng phương pháp khử với các chất khử là sunfat Fe, biunfit bột Fe, khí H2S, hydrazin.

Các hợp chất thuỷ ngân trước tiên bị thuỷ phân bằng oxy hóa (bằng khí clo), sau khi loại clo dư, cation Hg đươc khử đến Hg kim loại hoặc chuyển sang dạng sunfua khí rồi loại cặn..

- Xử lý hơi thủy ngân bằng clo: Phản ứng xảy ra:

Hg + Cl2 = HgCl2

2Hg + Cl2 = Hg2Cl2

Nếu dư Cl2:

Hg2Cl2 + Cl2 = 2HgCl2

Phải xử lí tiếp bằng các hóa chất liên tiếp trong thiết bị: SO2 + H2O = H2SO3

Cl2 + H2SO3+ H2O = 2 HCl + H2SO4

HgCl2 + NH4Cl = (HgNH2)Cl + 2 HCl Na 2S + H2SO4 = Na2SO4 + H2S (HgNH2)Cl + H2S = HgS + NH4Cl

 Kết quả khí ít độc hơn vào khí quyển và chất rắn ít độc hơn vào đất.

- Xử lý thủy ngân bằng MnO2 trong quặng thiên nhiên: Phản ứng xảy ra

2Hg + MnO2 = Hg2MnO2

Xử lí tiếp bằng hóa chất:

SO2 + H2O + ½ O2 = H2SO4

Hg2MnO2 + 2 H2SO4= Hg2SO4 + MnSO4 +2 H2O Lưu ý: trước khi xử lí phải tưới vôi sữa vào

Ca(OH)2 + SO2 ↔ CaSO3 + H2O CaSO3 + H2O+ SO2 ↔ Ca(HSO3)2

2CaSO3 + O2 ↔ 2CaSO4

 Phương pháp sinh học:

- Cơ sở của phương pháp này là hiện tượng nhiều loài sinh vật (thực vật thủy sinh, tảo, nấm, vi khuẩn...) có khả năng giữ lại trên bề mặt hoặc thu nhận vào bên trong các tế bào của cơ thể chúng các kim loại nặng tồn tại trong đất và nước (hiện tượng hấp thu sinh học-biosorption).Sau đây là một số nghiên cứu về xử lý nước thải chứa thủy ngân:

- Các vi khuẩn biến đổi gen không chỉ có thể chịu được mức độ cao của thủy ngân, mà còn có thể dọn sạch thủy ngân từ môi trường xung quanh chúng.

2.5.1.2. Y tế

Thủy ngân có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế. Riêng nhiệt kế do thân làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, làm Hg có trong đó thoát ra ngoài thành

những hạt tròn nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Nếu không sớm thu hồi, xử lý thì chúng sẽ bốc hơi vào không khí, xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường hô hấp, thấm qua da, gây độc.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ TÀI: "THỦY NGÂN _ NGUY CƠ TÌM ẨN" pptx (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w