Hình 8: Sự phát tán thủy ngân trong không khí
Về mặt hoá lí, thuỷ ngân là một kim loại rất dễ thay đổi dạng tồn tại cũng như tính chất. Rất dễ bay hơi, nó dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở nhiệt độ phòng.
Thủy ngân phát tán vào không khí từ các hoạt động sản xuất công nghiệp như khí thải của các nhà máy sử dụng than đá là nhiên liệu để đốt, hơi thủy ngân từ các hoạt động sản xuất có sử dụng thủy ngân như các nhà máy sản xuất đèn hơi Hg, công tắc điện… Trong sinh hoạt hằng ngày thủy ngân phát sinh từ việc đốt các thiết bị điện
có chứa thủy ngân. Trong hoạt động nông nghiệp thủy ngân bốc hơi từ các loại thuốc trừ sâu bọ, diệt cỏ…
Khi phát tán vào trong không khí, thuỷ ngân có thể gây độc trực tiếp cho người bị phơi nhiễm, hoặc theo mưa xâm nhập vào môi trường đất, nước và gây hại cho con người và sinh vật nhờ quá trình khuyếch đại sinh học thông qua chuỗi thức ăn.
Là một kim loại độc, độc tính của thuỷ ngân gây ra từ tính dễ bay hơi của nó (bởi vì nó rất dễ được hít vào cơ thể), từ tính tan trong mỡ (nó được vận chuyển dễ dàng trong cơ thể), từ khả năng kết hợp với những phân tử khác và làm mất chức năng của chúng.
2.4.1.2. Hậu quả
Các nguồn nước tích lũy thủy ngân thông qua quá trình xói mòn của các khoáng chất hay trầm tích từ khí quyển. Thực vật hấp thụ thủy ngân khi ẩm ướt nhưng có thể thải ra trong không khí khô. Thực vật và các trầm tích trong than có các nồng độ thủy ngân dao động mạnh.
Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hữu cơ của thủy ngân. Cho dù là ít độc hơn so với các hợp chất kia nhưng thủy ngân vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu có trong cơ thể sinh vật. Trong không khí, thuỷ ngân có thể gây độc trực tiếp cho người bị phơi nhiễm, hoặc theo mưa xâm nhập vào môi trường đất, nước và gây hại cho con người và sinh vật nhờ quá trình khuyếch đại sinh học thông qua chuỗi thức ăn.
Các sản phẩm có thủy ngân thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí, mặt đất; nhưng quan trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước – đặc biệt là nguồn nước biển. Trong môi trường nước biển, các loài vi khuẩn ưa mặn sẽ biến đổi nguồn thủy ngân vô cơ (ít độc) thành thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) có độc tính cao. Các phiêu sinh vật là
Con người Hg trong không khí Hg trong nước Hg trong đất Không khí Thực phẩm Nước
nguồn cảm nhiễm đầu tiên, kế đó là các loài cá nhỏ, rồi cá lớn (cá săn mồi). Con người là chuỗi mắt xích cuối cùng nhiễm thủy ngân, sau khi ăn các loài cá có nhiễm chất này.
2.4.2. Con người
Thủy ngân
Con người
Màng tế bào
ụ
Tế bào chất Các cơ quan gan, thân…
Gây độc Tích lũy Bài tiết Hô hấp Da
Tiêu hóa
Sơ đồ 3: Con đường xâm nhiễm của Hg vào trong cơ thể người