MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ năm 20122014 (Trang 73)

CHO VAY TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

 Đối với doanh số cho vay

Ngân hàng cần phải tìm kiếm và tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp lớn trung và dài hạn để xây dựng, mua sắm tài sản cố định,… bằng cách ưu đãi mức lãi suất thấp cho đối tượng này. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với thông tin của Ngân hàng như các chương trình đi vay có quà hoặc đa dạng các hình thức cho vay để có sự lựa chọn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người vay…Vì đây là một trong số đối tượng khách hàng có đủ năng lực tài chính có thể đem lại thu nhập lâu dài cho Ngân hàng.

65

Vietinbank Cần Thơ nên thuê ngoài một số công đoạn như liên kết với công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo, thuê công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiều nhu cầu và chăm sóc khách hàng. Cụ thể là: liên kết với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản đảm bảo được khách quan, tránh việc đánh giá quá cao gây rủi ro cho Ngân hàng hoặc định giá quá thấp không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, đồng thời giảm bớt trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định; thuê công ty nghiên cứu thị trường giúp cho việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng được sát sao và kịp thời thông qua các chương trình nghiên cứu chuyên nghiệp bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn….đồng thời cũng có chính sách chăm sách khách hàng như tặng quà, hoa, thiệp mừng vào các dịp đặc biệt như lễ, tết. Ngoài ra còn có thể giúp hoàn thiện các sản phẩm tín dụng mà đặc biệt là tín dụng tiêu dùng, cụ thể là: gia tăng thời hạn cho vay mua nhà đất thay vì 10 năm đối với đất thông thường và 15 năm đối với vay mua nhà dự án hiện nay. Thời hạn cho vay có thể tăng lên đến 20 thậm chí 25 năm vì nhà đất là một trong những mục tiêu lớn của đời người. Do đó, họ cần thời gian dài để giảm bớt số tiền trả nợ vay mỗi kỳ nhằm đảm bảo khả năng chi tiêu cho cuộc sống thường nhật…

Ngân hàng cần chú trọng đến việc giảm bớt những rào cản trong quy trình vay, đặc biệt là vay tiêu dùng, cử người đến tận nhà để tư vấn, làm thủ tục vay giúp khách hàng vay tiền có thể thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải có những phương pháp marketing hỗ trợ cho các sản phẩm tín dụng như: in các tờ rơi giới thiệu sản phẩm cũng như tính năng của từng sản phẩm một cách ngắn gọn, dễ hiểu và đặt ở những nơi thu hút khách hàng để khách hàng có thể nắm bắt sản phẩm và tìm đến Ngân hàng khi có nhu cầu, ví dụ như đặt ở các bảng giới thiệu sản phẩm cho vay nhà dự án, hay văn phòng chủ đầu tư bất động sản,…

 Đối với thu nợ và nợ xấu: tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay Mục tiêu là bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Cụ thể như sau:

+Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng

Qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính. Khi tài khoản vãng lai luôn có dư nợ là dấu hiệu khách hàng có khó khăn trong chi trả; qua đó Ngân hàng sẽ tuỳ theo các dấu hiệu mà có hướng kiểm soát trọng tâm

66

+Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ

Đối với khách hàng vay thường xuyên ( thấu chi, thẻ tín dụng…) hoặc thời gian vay tương đối dài (từ vài tháng trở lên) Ngân hàng sẽ yêu cầu gửi báo cáo tài chính định kỳ để Ngân hàng kịp thời phân tích, phát hiện những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng. Tùy vào mức độ mà nhân viên giám sát có thể trực tiếp hoặc thông qua các cấp quản trị đề ra các biện pháp ngăn ngừa khác nhau.

+Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh/nơi cư trú của khách hàng đi vay

Khi viếng thăm khách hàng trong thời gian vay sẽ giúp cho Ngân hàng có được những thông tin bổ ích như sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ hàng tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo.

+ Kiểm tra các bảo đảm tiền vay

Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thông qua các báo cáo thường kỳ của khách hàng về tình trạng của tài sản. Trong trường hợp tài sản bị rủi ro như cháy, sạt lở, giá thị trường biến động thì Ngân hàng phải kịp thời điều chỉnh Hợp đồng cho phù hợp với điều kiện mới.

+Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với các khách hàng khác

Với những khách hàng khác đây là giám sát thông qua tài khoản hoặc cho vay, qua đó thể hiện tình hình hoạt động của khách hàng đi vay như tiến độ mua, bán hàng hóa, khả năng thanh toán, mức độ kỷ luật hợp đồng, tính trung thực trong các báo cáo tài chính, phương án kinh doanh.

+ Giám sát qua những thông tin khác

Như Ngân hàng phân tích những thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế, toà án…Những kênh thông tin khác nhau như thế này về khách hàng thực sự rất quan trọng đối với việc ra quyết định của các Ngân hàng thương mại.

Việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp giám sát tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng kiểm soát và hạn chế tình hình nợ xấu, các nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích yêu cầu đề ra, góp phần thúc đẩy nền kinh tế lành mạnh.

67

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Những năm gần đây, nền kinh tế gặp nhiều biến động, điều này làm cho hoạt động hầu hết các Ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn và Vietinbank Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội mới cho các hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, Vietinbank Cần Thơ cần có những xem xét đánh giá chính xác hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong hoạt động của mình và từng bước phát triển ttrong tầm cao mới. Tuy nhiên đây cũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong thời buổi cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại với nhau trên cùng địa bàn, đòi hỏi Ngân hàng phải chuẩn bị tốt về mọi mặt.

Qua phân tích hoạt động cho vay của Vietinbank Cần Thơ giúp ta thấy được hoạt động cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn 2012-2014. Nhìn chung thì hoạt động cho vay của Ngân hàng là khả quan, nguồn vốn huy động đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của khách hàng cùng những chương trình hỗ trợ giúp khách hàng có cơ hội nâng cao đời sống của mình. Các chỉ số tài chính cũng thể hiện ró tình trạng hoạt động cho vay của Ngân hàng là khá tốt. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tình hình hoạt động chưa ổn định, xu hướng tăng giảm không đều qua các năm ở một số chỉ tiêu. Và đội ngũ cán bộ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên năng lực đánh giá tính hiệu quả và mức độ rủi ro của khoản vay từ xét duyệt đến cho vay còn thấp.

Với những mặt đạt được và những vấn đề còn tồn tại hạn chế, Ngân hàng cần có hướng đi đúng đắn. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, khẩn trương ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động cho vay của Ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững trong thời gian tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

Hoạt động tiền tệ tín dụng ở bất kỳ tổ chức kinh tế hay cá nhân nào dù đang ở trong thời kỳ hưng thịnh đều không thể tránh khỏi những thiếu sót. Qua quá trình thực tập tại Vietinbank Cần Thơ, tôi có một vài ý kiến mang tính chất tham khảo như sau:

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương nên hồ trợ tăng cường việc cung cấp thông tin khách hàng, giúp Ngân hàng nắm được tình hình kinh tế trong từng trường hợp khách hàng khi họ vay vốn.

68

Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.

Hỗ trợ về mặt pháp lý cho Vietinbank Cần Thơ trong việc giải quyết các trường hợp nợ xấu để thu nợ.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách lãi suất (tăng hay giảm theo từng thời kỳ lạm phát hay giảm phát) phải linh hoạt và thận trọng để vừa đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức chấp nhận được cho nền kinh tế tăng trưởng bình thường vừa đảm bảo hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả.

Các quy chế và chính sách, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động cho vay phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các Ngân hàng, và rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi và bổ sung những văn bản phù hợp và thực tế hơn.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê văn tề & Cộng sự, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê.

2. Lê Văn Tề, 2010. Tín Dụng Ngân hàng. NXB Giao Thông Vận Tải. 3. Ngân hàng nhà nước, 2001. Quyết định về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều 7.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB TC. 6. Nguyễn Văn Dờn và cộng sự, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại. Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. NXB Phương Đông.

7. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Trường Đại Học Cần Thơ.

8. Thái Văn Đại, 2014. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Trường Đại Học Cần Thơ.

Các trang web tham khảo

9. Bạch Hường, 2014. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong 2013. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-con- nhieu-kho-khan-trong-2013-2743958.html>. [Ngày truy cập: 13/03/2015] 10. Chất lượng tín dụng Ngân hàng. <http://caobangedu.vn/chat-luong-tin- dung-ngan-hang-1422.html>. [Ngày truy cập: 22/03/2015].

11. Gia Bảo, 2014. Ngân hàng và doanh nghiệp là bạn đồng hành. <http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=152873>. [Ngày truy cập: 24/03/2015].

12. Hữu Trãi, 2014. Doanh nghiệp thủy sản nợ nần phá sản - người nuôi cá khốn khó. <http://finance.tvsi.com.vn/News/201243/189806/doanh-nghiep- thuy-san-no-nan-pha-san-nguoi-nuoi-ca-khon-kho.aspx>. [Ngày truy cập: 23/03/2015].

13. Khánh Trung, 2014. Xuất khẩu gạo năm 2014, Tiếp tục vượt khó, mở rộng thị trường.

<http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=144167>. [Ngày truy cập: 22/03/2014].

70

14. Khánh Trung, 2014. Cần đột phá trong giai đoạn “Chạy nước rút”

<http://www.baocantho.com.vn/index.php?mod=detnews&catid=72&p=&id= 150744 >. [Ngày truy cập: 12/03/2015]

15. Khánh Vy, 2014. VietinBank tăng trưởng tín dụng an toàn.

<http://vtc.vn/vietinbank-tang-truong-tin-dung-an-toan.1.516516.htm>. [Truy cập ngày 11/03/2015].

16. Nguyễn Thị Hải Hà, 2014. Tăng cường vai trò của 3 NHTM cổ phần Nhà nước chi phối. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/14/3- nhtm-co-phan-nha-nuoc-chi-phoi-voi-viec-thuc-hien-muc-tieu-nganh-ngan- hang.html>. [Ngày truy cập: 23/03/2015].

17. Thanh An, 2014. Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. <http://vnpangasius.com.vn/thong-tin/chi-tiet/93/giai-phap-nang-cao-hieu- qua-nuoi-trong-thuy-san/>. [Ngày truy cập: 20/03/2015]

18. Thu Yên, 2014. Thành lập tổ hỗ trợ doanh nghiệp.

<http://canthopromotion.vn/home/index.php/component/content/ article/62-cơ hội giao thương /1059-thành phố Cần Thơ lập tổ chức doanh nghiệp.htm>. [Truy cập ngày 11/03/2015].

19. Thủy sản Cần Thơ. 2015.Hội nghị Tổng kết nuôi thủy sản thành phố Cần Thơ 2014. <http://thuysancantho.vn/hoi-nghi-tong-ket-nuoi-thuy-san- thanh-pho-can-tho-2014/>. [Ngày truy cập: 21/03/2015].

20. Tổng hợp kiến nghị cử tri về vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn doanh nghiệp. <http://www.sbv.gov.vn>. [Ngày truy cập: 15/03/2015].

21. Tổng hợp kiến nghị cử tri về vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn doanh nghiệp. <http://www.sbv.gov.vn>. [Ngày truy cập: 15/03/2015].

22. Tổng quan về Vietinbank Cần Thơ. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/gioi-thieu/>. [Ngày truy cập: 15/03/2015].

23. Khánh Trung, 2014. Xuất khẩu gạo năm 2014, Tiếp tục vượt khó, mở rộng thị trường.

<http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=144167>. [Ngày truy cập: 22/03/2014].

24. Nhân dân, 2012.Thành phố Cần Thơ gỡ khó cho doanh nghiệp. <http://www.baomoi.com/TP-Can-Tho-go-kho-cho-doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ năm 20122014 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)