Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ năm 20122014 (Trang 33)

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn sẽ giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, cân nhắc giữa tính hiệu quả và rủi ro trong hoạt động cho vay. Từ đó điều chỉnh hoạt động cho vay một cách hợp lý mang tính an toàn và hiệu quả.

Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn tại Vietinbank Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) NH 7.372.014 7.111.506 8.306.486 (260.508) (3,53) 1.194.980 16,80 T-DH 1.062.628 1.162.892 1.203.246 100.264 9,44 40.354 3,47 Tổng 8.434.642 8.274.398 9.509.732 (160.244) (1,90) 1.235.334 14,93

(Nguồn Phòng kế toán Vietinbank Cần Thơ, 2012-2014) (*) Ghi chú: NH : Ngắn hạn

25

Qua bảng 4.2, nhìn chung doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2013 doanh số cho vay theo thời hạn giảm nhẹ 1,9% so với năm 2012. Đến năm 2014 lại tăng lên đến 14,93% so với 2013.

(Nguồn Phòng kế toán Vietinbank Cần Thơ, 2012-2014)

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Qua hình 4.2 và bảng 4.2, cho thấy tốc độ tăng trưởng họat động cho vay của Vietinbank Cần Thơ chưa cao và doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn, luôn duy trì trên mức 85% tổng doanh số cho vay, nhưng lại không đều qua 3 năm. Ngược lại các khoản cho vay trung và dài hạn tỷ trọng nhỏ hơn chỉ khoảng từ 13% -14% tổng doanh số cho vay, nhưng lại có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn có quy mô lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn vì bản chất của Ngân hàng là đi vay để cho vay, nhưng nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn. Theo thống đốc NHNN ban hành thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đối với các Ngân hàng thương mại, theo đó các Ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, cho vay trung và dài hạn thường rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn. Khách hàng và Ngân hàng đều thận trọng hơn trong quyết định cho vay theo kì hạn dài vì đối với Ngân hàng sẽ khó trong quản lý hoạt động cho vay nền kinh tế đang biến động do lạm phát và lãi suất; đối với khách hàng khó định hướng được khoản thu nhập sẽ có trong tương lai từ việc đầu tư vốn trung và dài hạn.

Doanh số cho vay ngắn hạn

Qua 3 năm 2012-2014, doanh số cho vay ngắn hạn có sự biến động tăng giảm không ổn định. Trong đó năm 2013 doanh số cho vay giảm 3,5% so với năm 2012 và tỷ trọng của doanh số ho vay ngắn hạn cũng giảm từ 87,4% xuống còn 85,9%. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn 2011-2013, kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn, TP Cần Thơ chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 12,6% (Khánh Trung, 2014).

26

Cầu tiêu dùng trong nước còn yếu khiến sản xuất khó tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó tăng trưởng GDP trong giai đoạn hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào nhân tố xuất khẩu (cầu bên ngoài) là yếu tố còn nhiều bất định, chứa đựng những rủi ro khó lường đối với tính bền vững của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. Điều đó cho thấy tình hình kinh tế sẽ tiếp tục còn tồn tại nhiều khó khăn và duy trì đà phục hồi chậm, đặc biệt là khó khăn từ các doanh nghiệp (Bạch Hường, 2014).

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là lực lượng quan trọng tạo GDP, giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Khi doanh nghiệp suy yếu, quá trình tăng trưởng bị đe dọa. Áp lực chính với hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ là không tiếp cận được vốn mà hàng hóa bán ra chậm lại, nợ nần chồng chất khiến tình hình kinh doanh ảm đạm lại càng trì trệ hơn. Dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn Ngân hàng trong giai đoạn này không tăng như mong đợi.

Tuy nhiên, đến năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 16,80% so với năm 2013 và tỷ trọng cũng tăng trở lại. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn thế nhưng với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ của lãnh đạo thành phố Cần Thơ cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc nên tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng cuối năm tăng trưởng khá, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực thông qua kinh nghiệm chủ động mở rộng thị trường kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động cũng tăng mạnh đa dạng hóa các lĩnh vực nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo đà tăng trưởng đáp ứng tốt chỉ tiêu kinh tế xã hội Cần Thơ 2014. Nhờ vào sự hỗ trợ địa phương cũng như các chính sách hỗ trợ của chính phủ giúp các doanh nghiệp tăng cường sản xuất và mạnh dạn đầu tư dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng lên, góp phần làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Vietinbank Cần Thơ cũng đã tăng trở lại và tăng khá mạnh.

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Qua bảng số liệu 4.2 và hình vẽ 4.2 ta thấy, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng dưới 15% nhưng cũng không kém phần quan trọng trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, những món vay mà Ngân hàng cho khách hàng vay là những món tương đối lớn, nếu cho vay trong thời gian dài thì rủi ro rất là cao. Nắm bắt được tình hình đó Ngân hàng đã rất thận trọng trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu như: về điều kiện vay vốn, có

27

phương án đầu tư hiệu quả, có kế hoạch trả nợ hợp lý để đảm bảo nợ được thu hồi đúng hạn. Đối tượng đi vay chủ yếu là các doanh nghiệp cần vốn cho xây dựng cơ bản, như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, cải tiến mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó, năm 2013 đạt tỷ lệ 9,44% tương đương với 100.624 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Đến năm 2014, doanh số cho vay trung và dài hạn của Vietinbank Cần Thơ tiếp tục tăng 3,47% so với năm 2013. Nguyên nhân tăng dần qua các năm là do vay vốn trung và dài hạn thường sử dụng cho mục đích đầu tư cở sở hạ tầng mở rộng quy mô sản xuất, trong những năm gần đây tỉnh Cần Thơ ngày càng hiện đại hóa nhiều công trình xây dựng của nhà nước và tư nhân với quy mô lớn. Đây là tiền đề quan trọng để khơi dòng vốn tín dụng của Ngân hàng chảy vào các những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn.

Nhìn chung doanh số cho vay theo thời hạn của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm là tương đối ổn định so với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để đạt được điều này cũng nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của ban điều hành cũng như sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên trên địa bàn thành phố Cần Thơ có đến 52 TCTD (tính đến năm 2014) việc cạnh tranh rất gay gắt là không thể không xảy ra, khách hàng chạy ngân hàng này qua ngân hàng khác. Vì vậy Vietinbank Cần Thơ cần phải đưa ra những sản phẩm phù hợp với thời hạn sử dụng vốn cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời gian vay. Mặc dù doanh số cho vay là rất quan trọng cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng cần phải đảm bảo đúng theo quy định của NHNN để tránh rủi ro, không nên chạy theo lợi nhuận mà bất cập rủi ro nó đem lại.

4.2.1.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Bảng 4.3 Doanh số thu nợ theo thời hạn tại Vietinbank Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) NH 7.664.472 6.937.694 7.946.646 (726.778) (9,48) 1.008.952 14,54 T-DH 1.017.435 1.167.813 965.731 150.378 14,78 (202.082) (17,30) Tổng 8.681.907 8.105.507 8.912.377 (576.400) (6.64) 806.870 9,95

28

Qua bảng số liệu 4.3 và hình vẽ 4.3, ta thấy 2012 - 2014 doanh số thu nợ theo thời hạn không có xu hướng tăng giảm nhất định. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn.

(Nguồn Phòng kế toán Vietinbank Cần Thơ, 2012-2014)

Hình 4.3 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Theo phân tích ở doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ, điều này là hợp lý. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng trên 85% doanh số thu nợ, đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua. Năm 2013 doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn giảm 9,48% so với năm 2012. Điều đó là do doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 cũng giảm so với năm 2012 nên dẫn đến thu nợ cũng giảm theo, bên cạnh đó năm 2013 kinh tế đã dần khôi phục nhưng vẫn còn nhiều nút thắt mà chưa tháo gỡ được dẫn đến kết quả kinh doanh không được như mong muốn đồng thời cũng tác động đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2014 doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng đột ngột 14,54% so với năm 2013. Doanh số thu nợ tăng lên một mặt là do tình hình kinh tế địa phương có bước phát triển khá lớn so với cùng kỳ năm trước, thêm vào đó được sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp, cá nhân cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, phải kể đến năng lực của cán bộ tín dụng không những trong việc nổ lực mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà còn trong công tác thẩm định hồ sơ vay nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khi vay nợ Ngân hàng. Trong vài năm gần đây, Ngân hàng cũng đã chọn lọc thận trọng hơn những khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo cho khoản vay và có uy tín làm cho hiệu quả hoạt động thu nợ tăng lên.

29 Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Bên cạnh đó, việc doanh số thu nợ trung và dài hạn chiểm tỷ trọng thấp hơn trong tổng doanh thu nợ là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi rất chậm. Thông thường theo hạn mức tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là rất lớn mà trong năm chỉ thu hồi khoản hai hoặc ba kỳ nên doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ cộng với sự hướng dẫn của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi nợ luôn được thực hiện triệt để. Nhưng đến năm 2014 doanh số thu nợ giảm 17,3% so với năm 2013. Nguyên nhân có thể là do các món vay dài hạn chưa đến hạn trả nợ hoặc do trong những năm gần đây nguồn vốn cho vay Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, không tập trung nhiều vào các khoản vay dài hạn nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ dài hạn của Ngân hàng trong năm.

Đối với thu nợ theo thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó Ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn cho vay cố định.

4.2.1.3 Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Bảng 4.4 Dư nợ cho vay theo thời hạn tại Vietinbank Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) NH 1.665.246 1.839.058 2.198.898 173.812 10,44 359.840 19,57 T-DH 801.471 796.550 1.034.065 (4.921) (0,61) 237.515 29,82 Tổng 2.466.717 2.635.608 3.232.963 168.891 6,85 597.355 22,66

30

Dư nợ của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Dư nợ qua các năm tương đối cao do nhiều nguyên nhân tác động:

+ Vietinbank Cần Thơ là một trong những Ngân hàng có qui mô lớn thuộc hệ thống Vietinbank nên mức dư nợ của Ngân hàng khá cao là hợp lý.

+ Do Ngân hàng luôn mở rộng hoạt động cho vay, tăng dư nợ để thúc đẩy nền kinh tế địa phuơng phát triển. Trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho dư nợ gia tăng đáng kể.

+ Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung hạn một mặt để sử dụng có hiệu quả vốn huy động nguồn vốn trung hạn, mặt khác để tăng cao lợi nhuận hoạt động. Các khoản nợ vay trung hạn lũy kế cộng dồn qua các năm tăng lên làm cho tổng dư nợ tăng.

67.5 69.8 68.0 32.5 30.2 32.0 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2012 2013 2014 NH T-DH

(Nguồn Phòng kế toán Vietinbank Cần Thơ, 2012-2014)

Hình 4.4 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Dư nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Và do Ngân hàng ưu tiên vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn tín dụng. Bên cạnh đó phần lớn nhu cầu của khách hàng là vốn ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn cuả Vietinbank Cần Thơ luôn lớn hơn 65% tổng dư nợ.

Dư nợ trung và dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn tăng trưởng không ổn định. Năm 2013 đã giảm nhẹ, giảm không đáng kể (chưa tới 1%) 0,61% so với năm 2012, có thể là do cho vay trung và dài hạn không nhiều trong các năm, thêm vào đó các món nợ vay trung và dài hạn các năm trước đến hạn phải trả nên dư nợ dài hạn giảm

31

xuống. Tuy nhiên đến năm 2014 dư nợ trung và dài hạn lại tăng cao đến 29,82% so với năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản nợ trung và dài hạn trước đây chưa đến ngày đáo hạn, trong năm lại có thêm hợp đồng mới lại được giải ngân. Chủ yếu là các hợp đồng hạn mức đối với các công ty doanh nghiệp có quy mô lớn.

Dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm là khá cao, tuy nhiên dư nợ cao chưa thể nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà còn phải xem xét đến các khoản nợ quá hạn và nợ xấu.

4.2.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn Vietinbank Cần Thơ

Bảng 4.5 Nợ xấu theo thời hạn tại Vietinbank Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ năm 20122014 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)