tiêu thụ với số lượng đáng kể đối với các đơn vị kinh tế khác.
4.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong nền kinh tế, chất lượng sản phẩm hàng hoá là một công cụ cạnh tranh sắc bén, giúp Công ty có thể chiếm lĩnh thị trường và giành thắng lợi trong cạnh tranh. Trong những năm qua Công ty đã dùng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Tăng cường đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ: Công ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị mới.
- Bảo hành sản phẩm: hiện nay Công ty áp dụng chính sách bảo hành sản phẩm với thời hạn 01 năm.
Nhờ các biện pháp trên, chất lượng sản phẩm của Công ty đã không ngừng tăng lên.
IV. Đánh giá tổng quát về việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty.
1. Những mặt đã đạt được.
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được một số thành công đáng kể: sản lượng tiêu thụ xe đạp, phụ tùng và linh kiện của Công ty đã tăng nhiều năm sau cao hơn năm trước, chủng loại đa dạng. Năm 1996 trong chương trình đa dạng hoá sản phẩm Công ty đã nghiên cứu và cho ra đời xe Mini 600 và cuối năm 1998 đầu 1999 cho ra đời hai loại xe là xe đua thể thao 680 và xe Mini 660 kiểu Nhật. Đây là hai loại xe đang thịnh hành ở thị trường Hà Nội. Mặt khác, Công ty cũng không ngừng cải tiến máy móc thiết bị mua các công nghệ mới vào sản xuất làm nâng cao chất lượng, chất lượng sơn, màu sắc phong phú, bền đẹp phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng. Nếu năm 1995 Công ty chỉ tiêu thụ sản phẩm ở một số tỉnh như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ … thì từ năm 1997 đến 1999 Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh Yên
Bái, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu … và đã mở rộng thị trường vào miền Trung Tây Nguyên.
Đối với khách hàng truyền thống Công ty không ngừng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch vận chuyển hàng hoá, khuyến khích họ bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng. Vì thế các khách hàng truyền thống ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với Công ty. Công ty cũng đang áp dụng các hình thức như giảm giá cho đại lý mua hàng với khối lượng lớn, bán trả chậm đối với đại lý có khả năng thanh toán ngay.
Mạng lưới tiêu thụ của Công ty đã và đang phát triển hơn nữa. Kết quả thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu ngày càng tăng.
2. Những khó khăn tồn tại làm ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường của Công ty. Công ty.
2.1. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là với hàng ngoại nhập.
Những khó khăn lớn nhất của ngành xe đạp Việt Nam nói chung và của Công ty xe máy và xe đạp nói riêng là sự thâm nhập bất hợp pháp vào thị trường Việt Nam chủ yếu là xe đạp Nhật, Trung Quốc, Đài Loan … Số xe này đã làm thu hẹp một số thị trường tiêu thụ lớn của các hàng xe đạp tỏng nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của Công ty với các hãng xe đạp nước ngoài ngay trên thị trường trong nước là rất kém. Bởi vì hàng của Công ty chưa thể so sánh về chất lượng, mẫu mã với xe Nhật, kiểu dáng và màu sắc phù hợp với xe Trung Quốc. Công ty do hạn hẹp về vốn nên chưa có điều kiện thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu phải nhập ở nước ngoài do vậy giá cao góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.
Thị trường của Công ty nay mới chỉ ở phạm vi miền bắc và một số tỉnh miền trung. Còn ở thị trường miền nam Công ty cũng chưa thể xâm nhập được vì ở đây cũng có các trung tâm xe đạp lâu năm, có uy tín chất lượng, giá cả phải chăng. Mặt khác chi phí vận chuyển đến nơi là rất cao, sẽ làm cho giá xe đạp của Công ty tăng lên. Công ty còn chịu sự cạnh tranh của nhiều Công ty khác trong liên hiệp như Xuân Hoà, ViHa, LiXeHa, Đống Đa … và xe ngoại nhập, xe liên doanh giữa Việt Nam và Đài Loan.
Vốn của Công ty hiện nay khoảng 11 tỷ đồng như vậy Công ty không thể đầu tư cho công nghệ mới một cách đột phá. Với một doanh nghiệp hoạt động với quy mô sản xuất như Công ty thì số vốn như thế này còn khiêm tốn. Vấn đề đặt ra làm thế nào để huy động được vốn? Có thể huy động tỏng Công ty và đi vay.
Huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty thì không được nhiều bởi vì phần lớn lao động trong Công ty ddời sống không cao, lượng tiền dự trữ không có nhiều. Do vậy vốn vay bị hạn chế.
Vay ngân hàng lãi suất cao, hơn nữa thủ tục lại rườm rà, qua nhiều cửa làm mất nhiều thời gian. Với việc số vốn còn hạn chế thì việc đầu tư cho công nghệ là một vấn đề rất khó khăn do đó khó có thể nâng cao chất lượng để phù hợp với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
2.3. Các hoạt động quảng cáo, giao tiếp khuyếch trương còn chưa thường xuyên và ở phạm vi hẹp.
Đây là một hoạt động rất quan trọng. Một trong những phương thức khuyếch trương quan trọng là quảng cáo thì công việc này lại được sử dụng hạn chế với chi phí thấp. Hình thức quảng cáo còn chưa hợp lý, cần phải thay đổi và đa dạng hoá quảng cáo. Công ty chỉ giới thiệu sản phẩm thông qua một số cuộc triển lãm, giới thiệu sản phẩm qua các bài phóng sự về Công ty. Nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Công ty do người mua trước giới thiệu cho người mua sau, hoặc là do trước đây chất lượng của xe đạp Thống Nhất một thời là biểu tượng của xe đạp chất lượng Việt Nam.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Sơ đồ công nghệ sản xuất xe đạp hoàn chỉnh ở Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh Phòng công nghệ Trung tâm dịch vụ Phòng TCLĐTL Phòng tài vụ Ban KTCB Phòng KDTH Phòng HCBV PX cơ dụng PX lắp ráp PX linh kiện PX sơn PX khung PX chế thử PX mạ
Thép ống, thép tấm các loại
Linh kiện khung + linh kiện NVL mua
ngoài Lắp ráp khung mộc Trà tẩy Sơn sấy Khung xe hoàn chỉnh Mạ Phụ tùng xe hoàn chỉnh Phụ tùng mua ngoài Lắp ráp xe đạp hoàn chỉnh