Khi sử dụng máy vi tính, nếu chúng ta xây dựng đƣợc những chƣơng trình phù hợp thì máy vi tính sẽ là một phƣơng tiện có tác dụng tốt trong việc giám sát chất lƣợng học tập của học sinh. Sử dụng máy vi tính làm công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giảm đi rất nhiều thời gian nhờ khả năng thống kê và xử lí kết quả nhanh chóng của hệ thống. Ngoài khả năng cho biết nhanh chóng kết quả đánh giá, thì tính khách quan, tính chính xác của các kết quả xử lý bằng máy vi tính, khả năng cho phép việc kiểm tra đánh giá trên nhiều nội dung kiến thức bằng các loại câu trắc nghiệm đa dạng khác nhau là một đặc tính riêng của máy vi tính. Biết tận dụng những khả năng này của máy vi tính trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì giáo viên có thể chủ động củng cố kiến thức cho học sinh ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình dạy học. Điều này có tác dụng tốt trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, có nhiều thế mạnh đối với việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp cho học sinh. Việc sử dụng máy vi tính làm phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí tạo điều kiện thuận lợi để giúp học sinh làm quen, tìm hiểu nguyên lí của các ứng dụng trong các hệ thống thiết bị điều khiển tự động có trong thực tế sản xuất.
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 32 SVTH: Nguyễn Kim Mý
Vậy, việc sử dụng máy vi tính vào quá trình dạy học có cơ sở khoa học và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay.
Máy vi tính và các phƣơng tiện dạy học hiện đại có sự trợ giúp của máy vi tính góp phần kích thích động cơ học tập tích cực của học sinh. Các phần mềm dạy học, các hình ảnh mô phỏng, minh họa,…giúp tăng cƣờng tính trực quan trong học tập làm cơ sở cho việc phát triển tƣ duy của học sinh. Việc dạy học với máy vi tính và các phƣơng tiện dạy học hiện đại tạo ra cho học sinh tinh thần học tập ở mức cao, kích thích và luôn duy trì mức độ tập trung cao của học sinh trong quá trình học tập.
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 33 SVTH: Nguyễn Kim Mý
CHƢƠNG II. TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Trong những năm gần đây, bài giảng giáo án điện tử đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến ở nhiều bộ môn. Giáo án điện tử có thể đƣợc thiết kế bằng bất kì ngôn ngữ lập trình nào tùy theo trình độ có đƣợc về công nghệ thông tin của ngƣời viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn nhƣ: Powerpoint, LectureMaker, Frontpage, Publisher,…Trong đó, thiết kế bài giảng với Microsoft Powerpoint là đơn giản và dễ sử dụng nhất đối với đa số giáo viên.
2.1.1. Khái niệm giáo án điện tử
Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trƣờng multimedia do máy tính tạo ra.
Multimedia đƣợc hiểu là đa phƣơng tiện, đa môi trƣờng, đa truyền thông. Trong môi trƣờng multimedia, thông tin đƣợc truyền dƣới dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip).
Đặc trƣng cơ bản nhất của giáo án điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều đƣợc multimedia hóa.
Cần phân biệt khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và bài giảng điện tử.
Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức đƣợc trình bày dƣới nhiều kênh thông tin khác nhau nhƣ: văn bản, đồ họa, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh,…Đặc điểm quan trọng của sách giáo khoa điện tử kiến thức đƣợc khai thác theo nhiều phƣơng án khác nhau: trọng tâm, đơn giản hoặc chi tiết…thuận tiện cho ngƣời học tra cứu và tìm kiếm nhanh thông tin. Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang web mà địa chỉ đã có sẵn trong sách giáo khoa điện tử.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đƣợc multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic đƣợc qui định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy đƣợc thể hiện bằng vật chất trƣớc khi bài dạy học đƣợc tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử. Chính vì vậy, xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có đƣợc bài giảng điện tử.
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 34 SVTH: Nguyễn Kim Mý
2.1.2. Quy trình thiết kế giáo án điện tử
- Giáo án điện tử có thể đƣợc xây dựng theo quy trình gồm 6 bƣớc: - Xác định mục tiêu bài học.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm. - Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức.
- Xây dựng thƣ viện tƣ liệu.
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm dễ trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.
- Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện. Dƣới đây là nội dung cụ thể của từng bƣớc.
2.1.2.1. Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu là các đích cần phải đạt đƣợc sau mỗi bài học, do chính giáo viên đề ra để định hƣớng chính hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới, nhƣng chúng khác nhau cơ bản:
- Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn. Ví dụ: mục đích của chƣơng trình trung học phổ thông.
- Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của một bài dạy.
Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lƣợng hóa kết quả dạy học. Trong dạy học, hƣớng tập trung vào học sinh, thông thƣờng mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt đƣợc cái gì. Ở đây là mục tiêu học tập (learning objective) chứ không phải là mục tiêu dạy học (teaching objective).
Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh cần phải đạt đƣợc bằng hành động, tránh viết chung chung nhƣ: “nắm đƣợc”, “hiểu đƣợc”. Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ nhƣ: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạt, tính toán, quan sát, lập đƣợc, vẽ đƣợc, thu thập, áp dụng,…
Mục tiêu đƣợc đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quan với 3 nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài học thƣờng có các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 35 SVTH: Nguyễn Kim Mý Phân tích Biết Hiểu Vận dụng Tổng hợp Đánh giá
Theo Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có 6 mức từ thấp đến cao:
- Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm.
- Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng. - Áp dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới.
- Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu, phân loại.
- Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán.
- Đánh giá: khả năng đƣa ra ý kiến về một vấn đề.
2.1.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài dạy
Những nội dung đƣa vào chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông đƣợc chọn lọc từ khối tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, sắp xếp theo logic khoa học và logic sƣ phạm, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chƣơng trình. Tuy nhiên trong thực tế quá trình dạy học, đã có nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa:
- Khối lƣợng tri thức phong phú và thời gian tiết lên lớp có hạn (45 phút) với nhiều nhiệm vụ đa dạng.
- Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. - Yêu cầu đảm bảo sự lãnh hội kiến thức vững chắc với sự phát triển toàn diện những năng lực nhận thức của học sinh,…
Nhiều giáo viên đã rơi vào hai cực của việc dạy học: một số tham lam, ôm đồm kiến thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh, ngƣợc lại một số khác rơi vào cực kia - quá tóm lƣợc sách giáo khoa, không đảm bảo truyền thụ đủ cho học sinh kiến thức cần thiết. Kiến thức cơ bản là những kiến thức vạch ra đƣợc bản chất của sự vật hiện tƣợng.
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 36 SVTH: Nguyễn Kim Mý
Chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy là công việc khó, phức tạp. Để chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy, cần phải quan tâm đến các điểm sau:
- Nắm vững đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn. Do tính tổng hợp cao của khoa học bộ môn mà nội dung tri thức liên quan đến hàng loạt ngành khoa học khác.
- Bám sát vào chƣơng trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu dạy học và học tập chủ yếu; chƣơng trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội quy dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã đƣợc quy định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn các kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở các tài liệu khác.
- Nắm vững chƣơng trình và sách giáo khoa, ngoài nắm vững nội dung từng chƣơng, từng bài, giáo viên phải có cái nhìn khái quát chung toàn bộ chƣơng trình và mối liên hệ “móc xích” giữa chúng để thấy tất cả các mối liên hệ và sự kế tiếp. Do đó, mới xác định đúng đắn những vấn đề, khái niệm,…cần giảng kỹ, cần đi sâu, cần bổ sung hoặc giảm bớt đi đƣợc mà không có hại đến toàn bộ hệ thống kiến thức, trên cơ sở đó chọn lọc các kiến thức cơ bản.
Tuy nhiên, để xác định đúng đắn kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần dạy học và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Đồng thời “ muốn chọn lọc cái không nhiều, cái quan trọng thƣờng cần phải học tập rất nhiều (hầu nhƣ tất cả mọi thứ) và không phải chỉ học tập mà còn phải hiểu biết khá sâu sắc”. Điều đáng chú ý là khi nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, giáo viên không chỉ dừng lại ở nội dung bài học mà phải nghiên cứu các bản số liệu thống kê, tranh ảnh, câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa với tƣ cách là một thành phần của nội dung bài giảng.
- Phải hết sức quan tâm đến trình độ học sinh (tức là chú ý đến đối tƣợng dạy học). Cần phải biết học sinh đã nắm vững cái gì, dựa vào kiến thức của các em để cân nhắc lựa chọn kiến thức cơ bản của bài giảng, xem kiến thức nào cần bổ sung, cải tạo hoặc cần phát triển, đi sâu hơn.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bậc các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành đƣợc. Cũng cần chú ý cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 37 SVTH: Nguyễn Kim Mý
2.1.2.3. Multimedia hóa kiến thức
Đây là bƣớc quan trọng nhất của việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trƣng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các bài giảng truyền thống hoặc các bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc Multimedia hóa kiến thức đƣợc thực hiện qua các bƣớc:
Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.
Phân loại kiến thức đƣợc khai thác dƣới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh,…Kiến thức cho một bài lên lớp thƣờng rất nhiều, hình thức tổ chức hoạt động dạy học rất phong phú và đa dạng. Giáo viên cần chọn nội dung kiến thức nào đƣợc trình bày dƣới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video, clip,…Những hình ảnh, sơ đồ, video clip đó đƣợc trình bày dƣới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho học sinh hoạt động học tập chứ không chỉ minh họa đơn thuần.
Tiến hành sƣu tập hoặc xây dựng mới nguồn dữ liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tƣ liệu này thƣờng đƣợc lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet, Encarta,…hoặc đƣợc xây dựng mới bằng đồ họa, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ họa chuyên dụng nhƣ Macromedia Flash,…
Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
Xử lí các tƣ liệu thu đƣợc để nâng cao chất lƣợng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phƣơng pháp, thẫm mỹ và ý đồ sƣ phạm.
2.1.2.4. Xây dựng các thƣ viện tƣ liệu
Sau khi có đƣợc đầy đủ các tƣ liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thƣ viện tƣ liệu, tức là tạo đƣợc cây thƣ mục hợp lý. Cây thƣ mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ đƣợc các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
2.1.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có các thƣ viện tƣ liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trƣớc hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các Slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các Slide). Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/Slide có thể là văn bản, đồ họa, tranh ảnh, âm thanh, video clip,…
GVHD: Vương Tấn Sĩ Trang 38 SVTH: Nguyễn Kim Mý
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ đƣợc dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản nhƣ câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời,…Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay đƣợc cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (background) thống nhất cho các trang/Slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tƣơng phản nhau.