Ở khu vực Bạc Liêu, ba loại thức ăn tươi sống (ốc mượn hồn, mực, tôm tít)
được thu với số lượng mỗi loại khác nhau. Trong đó 1/5 mẫu mực cho kết quả
dương tính với WSSV chiếm tỉ lệ 2,17 % tổng số mẫu được kiểm tra. Trong khi tôm tít kiểm tra 3 mẫu thì tất cảđều dương tính chiếm 6,52 %. Các mẫu chiếm
đa số trong đợt kiểm tra là mẫu ốc mượn hồn với tỉ lệ nhiễm WSSV là 45,65 %. Tỉ lệ nhiễm giữa các trại là không giống nhau, có trại thì dương tính cả 5/5 mẫu kiểm tra (2 trại), có trại thì chỉ nhiễm 1 hoặc 2 mẫu (5 trại).
Theo Lo et al. (1996), kết quả phân tích PCR của họ mười chân trong nhóm chân đốt hoang dại được thu từ ao tôm thì tỉ lệ nhiễm WSSV là 12,5 %. Cùng với kết quả nghiên cứu của Lo et al (1996) trên các loài giáp xác đánh bắt từ tự
nhiên cũng cho kết quả dương tính với WSSVcủa các mẫu cũng khác nhau. Cụ
thể là đối với tôm sú tự nhiên thì tỉ lệ nhiễm là 33,78 %, đối với tôm he Nhật là 9,45 %, tôm rằn 1,35 % và tôm thể đuôi đỏ là 2,02 %. Tỉ lệ nhiễm trung bình trên tôm tít là có thể chấp nhận so với các loài tôm được thu từ tự nhiên như
trên. Lo et al. 1996 cũng đã nghiên cứu và phát hiện việc nhiễm WSSV trên cua hại mà họ thu được chiếm 15,62 %. Tỉ lệ này là thấp hơn so với tỉ lệ nhiễm của
ốc mượn hồn được nghiên cứu nhưng cũng không thể kết luận được vì phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu là khác nhau. Nhưng điều có thể khẳng
định ởđây là sự tồn tại của mầm bệnh WSSV trong các mẫu được kiểm tra. Tóm lại, tùy thuộc vào phương pháp và số lượng mẫu thu mà tỉ lệ nhiễm của các mẫu có thể khác nhau. Các mẫu được kiểm tra đa số là ốc mượn hồn và đây cũng là nhóm chiếm tỉ lệ nhiễm cao nhất (hình 4.8).
Hình 4.8 Tỉ lệ nhiễm WSSV trong các mẫu thu từ Bạc Liêu
Phần trăm các mẫu nhiễm WSSV tại Bạc Liêu Mẫu mực 2,17% Mẫu tôm tích 6,52% Mẫu ốc 45,65% Mẫu âm tính 45,66%