Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng
kể. Ngoài ra độc quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh
tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế
của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc
một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động. Các doanh
nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo chiều dọc vừa
thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức
hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản
phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch
vụ trong khi chất lượng không tương xứng.
Thí dụ: giá điện ở Việt Nam là 0,07USD/kwh so với Thái Lan
là 0,04 USD, phí vận hành, cảng đối với 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là
40.000USD, cảng Bangkok là 20.000USD, cước viễn thông từ Hà
Giá hàng hoá cao trong khi chất lượng phục vụ của hàng hoá
thì lại còn bị hạn chế: hệ thống giao thông kém phát triển, đường xá
trật hẹp hạn chế khả năng đi lại của người dân, tai nạn, ùn tắc giao
thông xảy ra liên tục trên các con đường đặc biệt ở các thành phố
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ngập úng trên các con đường khi có mưa là điều không hiếm. Kho tàng, bến bãi,
cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấp thoát nước
thiếu, mất vệ sinh. ở Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải nhựa.
Kết quả của độc quyền tự nhiên là năng suất lao động thấp, giá
cả tăng cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu
mức giá đầu vào cao, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp kinh
doạnh khác trong nền kinh tế quốc dân.