Phân tích kết quả hoạt động cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Nếu như ở phần trên ta thấy được MB Cần Thơ tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn là chủ yếu, thì ở đây ta thấy tỷ trọng các món vay của ngành thương mại – dịch vụ lại chiếm đến 94% đến trên 96% trong cơ cấu cho vay của MB Cần Thơ. Trong khi đó có ngành xây dựng với tỷ lệ doanh số cho vay chỉ đạt khoản 2% – 4% qua các năm. Đối với cơ cấu doanh số thu nợ và dư nợ cũng tương tự như doanh số cho vay (tham khảo bảng 6 phần Phụ Lục).

Như đã giới thiệu ở phần đầu, Cần Thơ có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là thương mại – dịch vụ. Ngoài các siêu thị, trung tâm thương mại kể trên, tính đến cuối năm 2011 Cần Thơ nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được hình thành như: dịch vụ kinh doanh bất

khá tốt. Các doanh nghiệp của thành phố có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế TP Cần Thơ sẽ phát triển theo xu hướng tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 5,94%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 46,98%, khu vực dịch vụ chiếm 47,08% trong cơ cấu GDP (Thông tin đăng tải trên Cục xúc tiến thương mại 21/08/2012). Với sự ưu tiên phát triển thương mại – dịch vụ của thành phố đã tạo nên một thị trường sôi động cho các TCTD cung cấp vốn cho lĩnh vực này.

Ngân hàng Quân Đội từ lâu đã là một đối tác tin cậy đối với nhiều Tổng công ty, tập đoàn lớn hoạt động trong những lĩnh vực thương mại – dịch vụ như Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel); Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam; v.v. Đây là những khách hàng đồng thời cũng là những cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần của ngân hàng Quân Đội. Ngân hàng Quân Đội đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho nhóm khách hàng này, tài trợ vốn lưu động cho các khách hàng với mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước thuộc lĩnh vực viễn thông, phân phối lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng, hàng tiêu dùng thiết yếu, v.v. Đồng thời ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện các chương trình tài trợ đối với một số mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như tài trợ xuất khẩu hàng nông sản cho công ty CP Lương thực Hậu Giang, Công ty lương thực Đồng Tháp (Dagrimex), Tổng công ty lương thực Miền Nam – Vinafood 2, v.v. (Bảng Cáo Bạch ngân hàng TMCP Quân Đội, 2011)

Trong khi đó trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh bất động sản không còn sôi động như trước. Nợ xấu của ngành xây dựng ngày càng cao và vẫn chưa có phương hướng giải quyết hiệu quả, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (NFSC) cho biết tỷ lệ nợ xấu của ngành bất động sản là 11,37%, xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng là 10,13% năm 2011. Ngoài ra theo thống kê ở thời điểm này (2013) tại Cần Thơ nợ xấu chiếm 1,95% ở năm 2011 và đến năm 2012 tăng lên đạt 3,58% và đến hết quý I năm 2013 đã là 4,02% (Anh Vũ , báo Thanh niên) đã làm cho khách hàng, các nhà đầu tư của ngành này và các TCTD rất e dè, thận trọng trong các quyết định cho vay, hỗ trợ ngành này. Với mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu do đó giảm việc cho vay trong lĩnh vực này là cần thiết. Ở Bảng 4 phần Phụ Lục ta cũng thấy rõ các doanh nghiệp vay phục vụ cho mục đích mua bất động sản (BĐS) và TSCĐ có tỷ trọng khá thấp chỉ chiếm từ 4 – 7% và có xu hướng giảm qua các năm.

phố, mạng lưới giao dịch còn hẹp chưa tiếp cận được nhiều đối với lĩnh vực này. Trong khi đó theo báo cáo số 82/BC- UBND TP Cần Thơ năm 2012 có tới 36 tổ chức tín dụng tham gia cho vay thu mua lúa gạo với dư nợ chiếm 13%, tăng 28,6% so cuối năm 2011 dẫn đến tỷ trọng cho vay ngành này thấp. Nhưng với Quyết định 497 năm 2009 của Chính Phủ về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn cho ngành nông nghiệp, thông tư số 14/2012/TT – NHNN hỗ trợ lãi suất đối với một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Điều đó đã khuyến khích khách hàng mạnh dạng xin vay, do đó doanh số cho vay trong ngành này tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng như phân tích bên trên. Theo bảng 4 phần Phụ Lục ta cũng nhận thấy được điều này, doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Trong đó thì chi nhánh cho vay chủ yếu phục vụ mục đích là trang trải chi phí cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, cây, con giống, v.v.

Với những sự tác động của kinh tế vĩ mô, các chính sách, quy định của chính phủ, sự phát triển của địa phương và định hướng hoạt động của ngân hàng Quân Đội, đã tác động đến hoạt động cho vay của chi nhánh. Tạo nên sự nghiên về tỷ trọng doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu của ngành thương mại – dịch vụ tại đây.

Mặc dù với điều kiện chủ quan hay khách quan khiến cho MB Cần Thơ tập trung cho vay vào ngành thương mại – dịch vụ, nhưng trong năm 2011 doanh số cho vay ngành này lại có tăng trưởng giảm, so với năm 2010 rồi lại tăng vào năm 2012. Trong khi đó ngành xây dựng vốn không được ưu tiên đã có doanh số cho vay liên tục giảm qua các năm, còn ngành nông nghiệp thì có chiều hướng phát triển ngược lại. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế gặp khó khăn mang lại. Điều đó đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh không mang lại kết quả như mong đợi. Như chúng ta cũng đã thấy ở phần trên, trong giai đoạn 2010 – 2011 lạm phát ở nước ta tăng rất cao, để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng

Bảng 4.5 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo ngành của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 và 2010 2012 và 2011 6/2013 và 6/2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A: Doanh số cho vay 3.358.669 3.108.065 3.475.373 2.012.333 2.465.206 -250.604 -7,46 367.308 11,82 452.873 22,50

Thương mại - dịch vụ 3.197.122 2.940.511 3.321.652 1.932.643 2.371.934 -256.611 -8,03 381.141 12,96 439.291 22,73 Ngành xây dựng 113.019 112.175 87.985 48.163 58.445 -844 -0,75 -24.190 -21,56 10.282 21,35 Ngành nông, lâm, thủy sản 29.481 30.478 33.794 15.711 17.129 997 3,38 3.316 10,88 1.418 9,03 Ngành khác 19.047 24.901 31.942 15.816 17.698 5.854 30,73 7.041 28,28 1.882 11,90

B: Doanh số thu nợ 2.807.110 3.018.975 3.348.656 2.070.900 2.363.861 211.865 7,55 329.681 10,92 292.961 14,15

Thương mại - dịch vụ 2.675.607 2.853.227 3.171.920 1.973.147 2.253.272 177.620 6,64 318.693 11,17 280.125 14,20 Ngành xây dựng 90.624 106.533 114.016 68.329 78.751 15.909 17,55 7.483 7,02 10.422 15,25 Ngành nông, lâm, thủy sản 22.542 38.839 40.006 16.743 16.099 16.297 72,30 1.167 3,00 -644 -3,85 Ngành khác 18.337 20.376 22.714 12.681 15.739 2.039 11,12 2.338 11,47 3.058 24,12

C: Dư nợ 1.023.393 1.112.483 1.239.200 1.053.916 1.340.545 89.090 8,71 126.717 11,39 286.629 27,20

Thương mại dịch vụ 848.914 936.198 1.085.930 895.693 1.204.592 87.284 10,28 149.732 15,99 308.899 34,49 Ngành xây dựng 115.131 120.774 94.743 100.608 74.438 5.643 4,90 -26.031 -21,55 -26.170 -26,01 Ngành nông, lâm, thủy sản 38.689 30.328 24.116 29.296 25.147 -8.361 -21,61 -6.212 -20,48 -4.149 -14,16 Ngành khác 20.659 25.183 34.410 28.319 36.369 4.524 21,90 9.227 36,64 8.050 28,43

cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời NHNN sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của NHNN đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND (Báo cáo thường niên “ Triển vọng phát triển Châu Á , 2011”ADB, 2011). Do đó đã làm hạn chế doanh số cho vay của thương mại - dịch vụ, đồng thời tăng cường công tác thu nợ ở hầu hết các ngành và lĩnh vực mà chi nhánh đã cho vay nhằm giảm thiểu tổn thất tín dụng trong thời gian này.

Tình hình kinh tế trong năm 2012 có xu hướng phục hồi trở lại sau những quyết tâm ổn định kinh tế của chính phủ trong những năm vừa qua. Lạm phát được kiềm chế nên chính sách tiền tệ đã bắt đầu được nới lỏng ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng, kèm theo đó là các chính sách hỗ trợ về thuế của chính phủ. Riêng đối với thành phố Cần Thơ cũng có bước tăng trưởng nhưng vẫn còn khó khăn. Theo Báo cáo số 82 của UBND TP Cần Thơ về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng 2012 thì hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất đều có sản lượng tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên mức tăng đạt thấp như: xay xát gạo tăng 6,5%; thủy hải sản ướp đông tăng 4,2%; các loại thủy sản đóng hộp tăng 4%; quần áo may sẵn tăng 3,6%. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực còn nhiều khó khăn do giá cả khó có thể cạnh tranh với các nước khác, đồng thời phải chịu nhiều rào cản kỷ thuật và ảnh hưởng xấu của thị trường các nước có quan hệ thương mại với ta. Giá cả trong nước bình quân tăng 9,71% so với cùng kỳ. Trong6 tháng đầu năm 2012, ước cấp mới đăng ký kinh doanh cho 428 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 4.608,321 tỷ đồng; cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 1.075 lượt doanh nghiệp, trong đó có 148 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn tăng 1.778,885 tỷ đồng. Điều đó đã làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trong năm này như trình bày ở bảng 4.5 và bảng 4 phần Phụ Lục.

Mặc dù dư nợ giảm và công tác thu nợ được chi nhánh quan tâm thực hiện tốt nhưng cũng không tránh khỏi việc nợ xấu tăng liên tục qua các năm theo quy mô doanh số cho vay của chi nhánh. Qua bảng 4.6 và 4.7 ta có thể

trong đó thì nợ xấu tập trung vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ, lĩnh vực mà chi nhánh cho vay nhiều trong thời gian qua. Bên cạnh đó theo bảng 4 phần Phụ Lục ta thấy nợ xấu của các khoản vay nhằm phục vụ mục đích bổ sung VĐL lại chiếm phần lớn với khoản trên dưới 73% trong tổng nợ xấu của chi nhánh, tiếp đến là các món vay phục vụ mục đích mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp với tỷ lệ khoảng từ 14% đến 20%. Trong khi đó lĩnh vực xây dựng và nông - lâm – thủy sản hầu như trong giai đoạn này chưa xuất hiện.

Như đề cập ở các phần ở trên, MB Cần Thơ cho vay ngành xây dựng, nông – lâm – thủy sản và ngành khác rất hạn chế. Do đó mà dư nợ cũng như nợ xấu ở các ngành này hầu như không có so với thương mại – dịch vụ. Trong khi đó dù là kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng không thể nói tất cả các khía cạnh đều tăng trưởng tốt. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực còn nhiều khó khăn, giá gạo (sản phẩm cấp thấp) xuất khẩu khó cạnh tranh so với các nước xuất khẩu gạo khác như: Ấn Độ, Pakistan, Myanmar; giá xuất khẩu thủy sản thấp Bảng 4.6 Nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ

ĐVT: Triệu Đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Nợ xấu 10.400 19.847 25.201 18.089 17.776 Thương mại dịch vụ 8.793 18.287 21.578 16.904 16.634 Ngành xây dựng 0 0 0 0 0

Ngành nông, lâm, thủy sản 0 0 0 0 0

Ngành khác 1.607 1.560 3.623 1.185 1.141

Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

và bị ảnh hưởng bởi một số rào cản kỷ thuật, thị trường xuất khẩu biến động liên tục, khó lường do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 607,6 triệu USD, đạt 40,5% kế hoạch, tăng 0,2% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 589,4 triệu USD, đạt 40,4% kế hoạch tăng 0,2% so cùng kỳ; nguyên nhân chủ yếu do một số mặt hàng xuất khẩu giảm như: gạo xuất khẩu giảm 18,3% về sản lượng, hàng dệt may giảm 5,6% so cùng kỳ. Bên cạnh đó mặc dù trong thời gian này có

92,8 tỷ đồng. Do vẫn còn một số hạn chế đó, nên nợ xấu vẫn còn xuất hiện và tăng lên theo quy mô doanh số cho vay của chi nhánh. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm như khái quát ở phần trên, tuy là tỷ lệ vẫn còn khá nhỏ so với giới hạn quy định của ngành, nhưng chi nhánh cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm tra, xử lý những khoản nợ xấu này và hạn chế phát sinh thêm trong tương lai.

Bảng 4.7 Tăng trưởng nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu Đồng Chênh lệch 2011 và 2010 2012 và 2011 6/2013 và 6/2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nợ xấu 9.447 90,84 5.354 26,98 -313 -1,73

Thương mại - dịch vụ 9.494 107,97 3.291 18,00 -270 -1,60

Ngành xây dựng 0 x 0 x 0 x

Ngành nông, lâm, thủy sản 0 x 0 x 0 x

Ngành khác -47 -2,92 2.063 132,24 -44 -3,71

Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

Tiếp sau đây ta xem xét tỷ lệ dư nợ và nợ xấu của MB Cần Thơ so với cả hệ thống ngân hàng về mặt dư nợ và nợ xấu như thế nào trong thời gian qua.

0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 Tỷ trọng (%) 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Dư nợ

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Quân Đội và phòng thẩm định của chi nhánh Cần Thơ

Về dư nợ trong thời gian qua tỷ trọng đóng góp của chi nhánh có phần giảm xuống qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng dư nợ của chi nhánh là 2,26%, năm 2011 là 1,91% sang năm 2012 còn 1,68% và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này bắt đầu tăng trở lại với 1,69%. Nguyên nhân của sự giảm sút này ngoài

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 32)