II Nhóm nhân tố môi trường bên trong
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Qua phân tích thực trạng quản trị VLĐ tại công ty cổ phần IBS Việt Nam trong thời gian qua. Công ty đã đạt được những thành tựu về quản trị VLĐ nhưng bên cạnh đó công tác quản trị VLĐ vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm cần được khắc phục trong thời gian tới.
3.1.1 Những kết quả thành công đã đạt được
- Nhìn chung, trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận,.. nguồn vốn huy động của công ty tăng lên qua các năm. Tình hình đảm bảo nguồn vốn doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính. Đây là một điểm mạnh của công tác quản trị VLĐ.
- Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2014 tốt hơn so với các năm trước nhưng so với ngành thì vẫn còn ở mức trung bình và chưa thật sự ổn định.
- Công ty quan tâm đến công tác phòng ngừa rủi ro, hiện nay công ty đã lập kế hoạch các khoản dự phòng cho các KPT và các khoản dự phòng khác, điều này sẽ đảm bảo hơn cho công ty trong việc khắc phục rủi ro đến từ các KPT.
- Về công tác phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ, để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ công ty đã lập báo cáo phân tích khá đầy đủ, công ty đã lập một số biểu mẫu đúng quy định, sau biểu mẫu có những nhận xét tìm ra nguyên nhân và biên pháp khắc phục.
- Các chỉ tiêu mà công ty sử dụng đã nêu lên được khái quát về tình hình sử dụng VLĐ của công ty, phương pháp so sánh mà công ty sử dụng đã đánh giá được tình hình tăng giảm cơ cấu VLĐ của công ty.
3.1.2 Một số hạn chế còn tồn tại
Tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng trong quá trình quản trị VLĐ công ty vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như sau:
- Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ, do đó sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Nguồn vốn này thấp nên khi cần thiết công ty có thể sẽ phải vay thêm từ ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Điều này sẽ làm mất thời gian và công ty không chủ động được trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi tình trạng có các khoản phải thu. Tuy nhiên các KPT lại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu VLĐ của công ty, điều này có nghĩa là vốn của công ty đang bị các đơn vị khác chiếm dụng một cách bất hợp lý trong khi công ty phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- HTK của công ty cũng chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong cơ cấu VLĐ Việc quản lý HTK còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả làm cho vốn bị ứ đọng. công nợ phải thu còn tồn đọng khối lượng lớn làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. - Nợ khó đòi tương đối cao làm giảm chất lượng tài sản có của công ty. Nguyên nhân là
do công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt, nó khó đòi, nợ quá hạn vẫn phát sinh qua các năm. Công ty đã thực hiện biện pháp phân công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp và giải pháp rõ ràng để giải quyết triệt để công nợ khó đòi.