cho yêu cầu hoạt động Marketing TMĐT còn chưa cao. Đa số trong số họ chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về Marketing TMĐT.
III.3.2.3. Tình hình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT củacông ty công ty
Công ty đã đề ra văn bản cụ thể về vấn đề hoạch định CL Marketing TMĐT chưa?
Hình 3.8 Tình hình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT (Nguồn: SPSS)
Về vấn đề hoạch định chiến lược Marketing TMĐT, 60 % người được phỏng vấn cho rằng Công ty mới chỉ có định hướng hoạch định trong thời gian tới, và 20 % trong số đó đã có tư duy hoạch định chiến lược trong dài hạn. Như vậy, trong thời gian vừa qua, Công ty vẫn chưa ban hành một văn bản hoạch định chiến lược Marketing TMĐT chính thức cho toàn doanh nghiệp, mà mới đưa ra một số phương hướng áp dụng Marketing TMĐT ở mức độ tác nghiệp nên các hoạt động Marketing TMĐT còn khá rời rạc, không có định hướng, chính sách, kế hoạch triển khai không rõ ràng dẫn đến hiệu quả đem lại chưa cao theo như kết quả phỏng vấn ở phần trên.
Các bước đã tiến hành trong nội dung quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT:
Kết quả điều tra được tổng hợp ở hình 3.9 dưới đây cho thấy trong nội dung quy trình hoạch chiến lược Marketing TMĐT, đa số nhà quản trị mới chỉ chủ yếu tập trung ở bước phân tích tình thế và hoạch định mục tiêu điện tử như cải thiện hình ảnh Công
ty, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, còn những nội dung khác vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản.
Hình 3.9: Các bước đã tiến hành trong nội dung quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT (Nguồn: SPSS)
• Cụ thể về kết nối chiến lược TMĐT và chiến lược Marketing TMĐT: Trên thực tế, Công ty cũng chưa xây dựng một văn bản hoạch định chiến lược TMĐT cho bất kỳ ngành hàng kinh doanh nào. Việc ứng dụng TMĐT tại DN cũng diễn ra chưa có kế hoạch và bải bản. Do vậy, việc kết nối chiến lược TMĐT và chiến lược Marketing TMĐT chưa được triển khai, để có thể phối hợp đồng bộ hoạt động Marketing TMĐT với hoạt động TMĐT của toàn Công ty.
• Về kế hoạch Marketing TMĐT: bao gồm các chính sách về chào hàng, phân phối, giá, xúc tiến, chính sách phân bổ nguồn lực, đào tạo nhân lực… vẫn chưa thiết lập nhằm cụ thể hóa đường lối thực hiện. Các hoạt động Marketing TMĐT vẫn mang tính rời rạc, tự phát, chưa được lên kế hoạch trong dài hạn nhằm tạo thành một loạt các hoạt động Marketing TMĐT đồng bộ và bổ trợ lẫn nhau.
• Về hoạch định ngân sách: Công ty vẫn chưa lên kế hoạch cũng như tạo lập một ngân sách dành riêng cho hoạt động Marketing TMĐT hàng năm, các chi phí bỏ ra thường chỉ là chi cho chi phí duy trì website, chi phí thuê bao internet… chiếm tỉ trọng không đáng kể.
• Về kế hoạch kiểm tra: Việc thiết lập các công cụ đo lường để kiểm tra mức độ thực hiện mục tiêu Marketing TMĐT vẫn chưa được triển khai như đo lường lượng
khách hàng truy cập vào trang web, mức độ nhận biết của khách hàng đối với website, do đâu mà khách hàng tìm đến website... Hàng năm, Công ty mới chỉ dừng ở đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động của website có ổn định hay không, thông tin cập nhật có đầy đủ, chính xác, thường xuyên hay không. Do đó, Công ty vẫn không phát hiện ra những mặt còn thiếu và yếu trong hoạt động Marketing TMĐT nhằm đưa ra những quyết định chỉnh sửa kịp thời.
Giải pháp với vấn đề hoạch định chiến lược Marketing TMĐT
Hình 3.10: Giải pháp với vấn đề hoạch định chiến lược Marketing TMĐT
(Nguồn: SPSS)
Như vậy, 100% số người được hỏi cho rằng Công ty cần phải hoàn thiện nội dung quy trình hoạch định chiến lược và tổ chức hoạch định cụ thể hơn nữa cho hoạt động Marketing TMĐT.
80 % cho rằng Công ty nên đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng kĩ thuật CNTT nhằm đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động Marketing TMĐT tại Công ty trong thời gian tới.
Mục tiếp theo tác giả xin đi vào phân tích cụ thể các bước trong nội dung quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty TMDT Tràng Thi.
III.3.3. Nội dung quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty TMDV Tràng Thi