0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nhận xét và kiến nghị về công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM POTX (Trang 29 -34 )

- Công ty mẹ, đối tác:

5. Nhận xét và kiến nghị về công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo

tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

5.1. Nhận xét về công tác dánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Đánh giá rủi ro kiểm toán là một bước công việc quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính, nó giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thiết kế chương trình hiệu quả cho từng cuộc kiểm toán. Với tầm quan trọng của nó, công tác đánh giá rủi ro kiểm toán ngày càng được các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam chú trọng và xây dựng thành quy trình cụ thể với sự vận dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế như chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400, chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 400, văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25, 29. Đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc quan trọng, đòi hỏi tính chuyên môn cao nên thường do trưởng nhóm kiểm toán đảm nhiệm. Việc thu thập câu hỏi trên bảng câu hỏi do kiểm toán viên chính hoặc trợ lý kiểm toán tiến hành dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của trưởng nhóm kiểm toán. Kết luận về rủi ro kiểm toán do trưởng nhóm kiểm toán quyết định. Cách bố trí phân công công việc như trên nhằm đảm bảo hiệu quả

cho công tác đánh giá rủi ro, duy trì mức chi phí kiểm toán hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như sau:

Thứ nhất, về việc xây dựng quy trình đánh giá rủi ro: tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, chỉ một số ít công ty kiểm toán xây dựng được quy trình chuẩn đánh giá rủi ro, còn lại công tác đánh giá rủi ro kiểm toán còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, phán đoán của kiểm toán viên. Ví dụ khi đánh giá rủi ro kiểm soát, sau khi trả lời xong các câu hỏi của bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, không có quy định cụ thể với điều kiện như thế nào hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt-trung bình-yếu. Từ đó gây nên khó khăn trong việc đưa ra kết luận của kiểm toán viên và tạo nên sự không nhất quán trong cách đánh giá của các kiểm toán viên. Trong khi đó, tại các công ty kiểm toán lớn trên thế giới, quy trình kiểm toán được xây dựng rất chặt chẽ, mang tính hướng dẫn cao vì thế công tác đánh giá rủi ro trở nên đơn giản nhưng lại rất khoa học, hiệu quả.

Thứ hai, đối với khách hàng có quy mô nhỏ, công tác đánh giá rủi ro kiểm toán không được thực hiện kỹ lưỡng, chi tiết, mô tả trên giấy tờ làm việc không đầy đủ. Theo đó chương trình không tập trung vào các khoản mục có tính rủi ro cao, kiểm toán viên có khả năng không đánh giá được hết rủi ro trong quá trình kiểm toán. Khả năng vẫn tồn tại sai phạm trong báo cáo tài chính sau kiểm toán. Bên cạnh đó, việc không mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc dẫn tới khó khăn cho trưởng nhóm, ban kiểm soát chất lượng trong việc kiểm tra, soát xét và khó khăn cho kiểm toán viên năm sau khi sử dụng tài liệu từ kiểm toán viên tiền nhiệm.

5.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm

toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kiểm toán độc lập Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Đồng thời với xu thế toàn cầu hóa trong nền kinh tế, kiểm toán Việt Nam cũng phải từng bước hoàn thiện chất lượng vươn tầm quốc tế, đặc biệt công tác đánh giá rủi ro kiểm toán.

Thứ nhất, về quy trình đánh giá rủi ro. Để có tính hướng dẫn chung, công ty kiểm

toán phải tiến hành nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các công ty kiểm toán lớn trên thế giới, kết hợp điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam để xây dựng quy trình kiểm toán chuẩn, mang tính hướng dẫn cao cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện. Ví dụ khi đánh giá rủi ro kiểm soát, công ty kiểm toán nên quy định mức điểm cho các câu hỏi trong bảng câu hỏi. Sau khi khách hàng trả lời các câu hỏi, kiểm toán viên tổng hợp mức điểm, so sánh với mức điểm thấp-trung bình-cao để quyết định mức rủi ro.

Thứ hai, về đánh giá rủi ro đối với khách hàng quy mô nhỏ. Về mặt xã hội, ảnh

hưởng của khách hàng quy mô nhỏ thường không lớn, nhưng nếu công tác đánh giá rủi ro không được chú trọng thì rủi ro với kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ cao. Để tránh rủi ro sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, kể cả với các khách hàng quy mô nhỏ, kiểm toán viên vẫn phải thực hiện các bước đánh giá rủi ro, mô tả chi tiết trên giấy làm việc. Việc đánh giá rủi ro có thể không phải thực hiện đầy đủ cho tất cả các khoản mục mà chỉ cần đánh giá cho toàn bộ báo cáo tài chính và một số khoản mục trọng yếu, khả năng xảy ra sai phạm cao. Điều này một mặt giúp kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết, tránh những rủi ro không mong muốn đối với kiểm toán viên, công ty kiểm toán, một mặt cũng thuận lợi cho công tác kiểm tra, soát xét của trưởng nhóm kiểm toán, đồng thời kiểm toán viên năm kế tiếp cũng có thể sử dụng tài liệu một cách đơn giản.

PHẦN KẾT LUẬN

Trước xu thế hội nhập, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam hiện nay đang từng bước nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, bên cạnh việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, nâng cao trình độ các kiểm toán viên thì hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán cũng là một nhân tố quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của cuộc kiểm toán. Rủi ro được xác định hợp lý là cơ sở để lập kế hoạch hiệu quả, thiết kế chương trình hợp lý, bảo đảm về chất lượng cũng như thời gian và chi phí cuộc kiểm toán. Chính vì thế, công tác đánh giá rủi ro đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận, chi tiết bởi các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm dựa trên quy trình chuẩn của công ty kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Bên cạnh đó, các công ty cũng phải từng bước hoàn thiện quy trình chuẩn đánh giá rủi ro và xây dựng những hướng dẫn, tiêu chí cụ thể nhằm tránh cho kiểm toán viên gặp phải những khó khăn và bất đồng trong đánh giá rủi ro kiểm toán.

M ỤC L ỤC

M ỤC L ỤC ...33

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

1. Ý nghĩa, tính cấp thiết của Đề tài ... 2

2. Mục đích nghiên cứu ... 2

3. Nội dung Đề tài ... 2

4. Đối tượng và phạm vi ... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ... 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ... 4

1, Khái niệm rủi ro kiểm toán ... 4

2. Đánh giá rủi ro kiểm toán ... 4

2.1. Kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính ... 5


2.2. Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm

toán được công bố ... 5

3. Thành phần của rủi ro kiểm toán ... 7

3.1. Rủi ro tiềm tàng ... 7

3.2. Rủi ro kiểm soát ... 9

3.3. Rủi ro phát hiện ... 9

4. Mô hình rủi ro kiểm toán ...11

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG

TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM ...13

2. Xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán ...17

3.Thực hiện đánh giá rủi ro trên toàn bộ báo cáo tài chính ...19

3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ báo cáo tài chính ...19

3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính ...21

4. Đánh giá rủi ro trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ ...22

4.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng ...22

4.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát...25

4.2.1. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm

việc ...25

4.2.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ...26

4.2.3. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát ...27

4.3. Đánh giá rủi ro phát hiện ...28

5. Nhận xét và kiến nghị về công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo

cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam ...29

5.1. Nhận xét về công tác dánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài

chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam ...29

5.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm

toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam ...30

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM POTX (Trang 29 -34 )

×