Đánh giá rủi ro phát hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam potx (Trang 28 - 29)

- Công ty mẹ, đối tác:

4.3.Đánh giá rủi ro phát hiện

4. Đánh giá rủi ro trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ

4.3.Đánh giá rủi ro phát hiện

Sau khi đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, dựa trên mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên xác định mức rủi ro phát hiện để có kế hoạch thu thập bằng chứng và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp. Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính, ví dụ:

Khoản mục Rủi ro kiểm toán

mong muốn Rủi ro tiềm tàng

Rủi ro kiểm soát

Rủi ro phát hiện

Tiền Thấp Trung Bình Thấp Cao

Phải thu, phải trả Thấp Trung Bình Thấp Cao

Hàng tồn kho Thấp Cao Trung Bình Thấp

tài sản cố định Thấp Cao Trung Bình Thấp

Đầu tư xây dựng cơ

bản dở dang Thấp Thấp Trung Bình Cao

Vay Thấp Thấp Cao Cao

Tiền lương và các khoản phải nộp theo

lương

Thấp Thấp Thấp Cao

Doanh thu Thấp Cao Cao Trung Bình

Chi phí Thấp Trung Bình Trung Bình Trung Bình

Theo bảng trên, khoản mục hàng tồn kho được đánh giá với mức rủi ro tiềm tàng cao, rủi ro kiểm soát trung bình. Để rủi ro kiểm toán thấp ở mức mong muốn, kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro phát hiện thấp, từ đó mở rộng phạm vi các thử nghiệm cơ bản.

Sau khi xác định mức rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục, nghiệp vụ, kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu cho toàn báo cáo tài chính, phân bổ cho từng khoản mục. Dựa vào mức trọng yếu và rủi ro trên từng khoản mục, kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán có thể được điều chỉnh cho phù hợp nếu trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên phát hiện những thay đổi lớn ảnh hưởng tới đánh giá về trọng yếu và rủi ro.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam potx (Trang 28 - 29)