Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ các tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị (Trang 77)

Xói mòn sạt lở đất: Về mùa mưa, nước mưa, nước lũ mang theo tầng đất mặt, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ đổ vào sông suối làm cho độ đục, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong sông suối tăng lên, chứa đựng các nguy cơ

tiềm tàng về ô nhiễm nguồn nước dẫn đến hạn chế chất lượng nguồn nước mặt từ các sông suối sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống.

Nguyên nhân gây ra xói mòn đất là do quá trình canh tác không hợp lý, lớp phủ thực vật bị tàn phá dẫn đến tình trạng đất trống, đồi trọc.

Hạn hàn, lũ lụt, xâm nhập mặn là các hiện tượng làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Do lượng mưa ở Quảng Trị phân bố không đều trong năm, hơn 80% tổng lượng mưa tập trung vào mùa mưa (chủ yếu vào tháng IX, X) gây lũ lụt hàng năm trong tỉnh. Nước mưa lũ tràn lan ngập khắp các bãi rác, khu nước thải và xác chết các động thực vật.. là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất.

Mùa khô bắt đầu từ tháng III tới tháng VIII, thịnh hành gió Tây, thời tiết khắc nghiệt khô nóng, ít mưa, thường gây hạn hán, mực nước trong các sông hồ và cả

mực nước ngầm hạ thấp, nhiều vùng thiếu nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt hai huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông, do dùng nguồn nước mặt là chủ yếu, hàm lượng vi sinh vật vượt giới hạn cho phép, nước mặn xâm nhập sâu vào các sông, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt đối với các thôn, xã ven sông.

Xâm nhập mặn còn có nguy cơ làm ô nhiễm nước dưới đất, do nước mặn thâm nhập qua các lỗ khoan không đúng quy cách và không được chôn lấp theo quy định sau khi đã sử dụng

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị (Trang 77)