2.Tý lệ tín dụng trung, dài hạn tăng không tương xứng vói tốc độ tăng nguồn

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 26 - 27)

Trong vòng quay KT thị trường, nhu cầu vốn là rất cao, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư còn hạn hẹp, vốn tự có của doanh nghiệp là rất nhỏ, do vậy các doanh nghiệp khi cần vốn cho đầu tư sxkd đều trông chờ vào nguồn vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, Trong khi đó, nguồn vốn chủ yếu của các NHTM là nguồn vốn ngắn hạn( chiêms tới 90%) nên các NHTM không đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn.Tình trạng này chưa có giải pháp tối ưu mới chỉ có giải pháp tình thế là ngành ngân hàng cho phép trích 20% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn.Còn các Doanh nghiệp thì “lấy ngắn nuôi dài”. Sở dĩ tình trạng trên còn tồn tại vì:

- Thứ nhất, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng là thị trường chứng khoán ở nước ta còn ở tình trạng sơ khai, các sản phẩm

trên thị trường tiền tệ chưa nhiều, hoạt động đơn giản, thuần tuý.Mặt khác, hệ thống luật pháp còn thiếu những quy định toàn diện trong việc điều chỉnh các hoạt động,huy động vốn, tiếp theo là những hạn chế của chính ngành ngân hàng trong việc kiểm soát mọi hoạt động, chu chuyển vốn của doanh nghiệp

- Thứ hai, hiện nay những người có tiền nhàn rỗi chưa tìm được các địa chỉ tin cậy để gửi tiền, bbản thân từng ngân hàng cũng chưa khẳng định được những khoản tiền gửi dài hạn thì lợi ích của người gửi tiền được đảm bảo như thê nào, lợi nhuận là bao nhiêu..

- Thứ ba, Các ngân hàng còn thiếu các công cụ huy động vốn dài hạn và thiếu thi trường thứ cấp để luân chuyển và tạo ra tính thanh khoản dễ dàng của các công cụ này.

3. Tái cấp vốn và kiểm soát lượng tiền cung ứng.

Thực hiện mục tiêu của CSTT, NHNN đã sửdụng nghiệp vụ tái cấp vốn như là công cụ để điều tiết việc mở rộng hay thu hẹp tổng khối lượng tiền hay tổng phương tiên thanh toán trong nền kinh tế. Từ tổng khối lượng tiền cung ứng được phép tăng lên hàng năm NHNN kiểm soát chặt chẽ khối lượng tín dụng tưong ứng cho các NHTM qua nghiệp vụ tái cấp vốn. Tuy nhiên, do trong nền kinh tếchưa lưu thông hối phiếu và thương phiếu nên NHNN chưa có điều kiện thực hiện tái cấp vốn qua tái chiết khấu các kỳ phiếu thương mại, cũng như chưa tái cấp vốn qua thế chấp bằng những giấy tờ có giá. Trên tầm vĩ mô, NHNN vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ các kênh tín dụng nằm ngoài ngân hàng, như khối lượng tín dụng của Tổng cục đầu tư và hệ thống kho bạc. Đây là một mảng của tổng phườn tiện thanh toán cần nằm trong sự kiểm soát của

NHNN.

4. Những tồn tại trong quy chế dự trữ bắt buộc.

Từ năm 1991, dự trữ bắt buộc được áp dụng như một công cụ chủ yếu để điều hành CSTT theo pháp lệnh ngân hàng.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể ở mức 10_35% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Song xét trên hoàn cảnh thực tế, tiềm lực của các NHTM Việt Nam còn nhỏ bé và tuy NHNN quy định mức dự trữ của các NHTM là 7_5% trong tổng số tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng các NHTM chấp hành chưa nghiêm và do các điều kiện chủ quan khác mà tác dụng của công cụ này kém hiệu quả.

5. Những tồn tại trong tổng nguồn vốn huy động và mức dư nợ cho vay nền kinh

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 26 - 27)