Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận như trường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET)

Một phần của tài liệu quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá (Trang 26 - 41)

2005 21 Nan hoa xe đạp, xe máy Argentina 20Đèn huỳnh quangAi Cập

2.2. Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận như trường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET)

tế thị trường (market economy treatment – MET)

Quy chế nền kinh tế phi thị trường áp dụng trong điều tra chống bán phá giá theo pháp luật chống bán phá giá của EU được nêu tại Điều 2(7) Quy định của Hội đồng số 384/96 ngày 22-12-1995 về việc bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu bán phá giá từ các

quốc gia không phải là thành viên của Cộng đồng Châu Âu (sau đây gọi là Quy định số 384/96). Đến Quy định của Hội đồng số 905/98 ngày 27/4/1998 sửa đổi Quy định của Hội đồng số 384/96, các quy chế đối với nền kinh tế thị trường đã được bổ sung thêm với việc mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp được áp dụng quy chế điều tra thông thường trong trường hợp đáp ứng các điều kiện nhất định. Và trong Quy định này, Việt Nam có tên trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đang trong quá trình chuyển đổi. Tiếp theo, ngày 5-11-2002, Quy định của Hội đồng số 1972/2002 sửa đổi Quy định số 384/96 quy định về nguyên tắc thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng theo mức phù hợp cho mọi vụ việc, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác nhau bị kết luận là có bán phá giá và gây thiệt hại. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp thuộc các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì sẽ được áp mức thuế riêng cho từng doanh nghiệp (gọi là individual treatment – IT). Như vậy, cho đến nay, các quy định đặc thù về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường được quy định tại các Điều 2(7) và Điều 9(5) trong Quy định số 1225/2009 ngày 30-11- 2009 về chống bán phá giá của EU. Theo đó, ngoài việc quy định về phương pháp tiếp cận quốc gia thứ ba để xác định giá trị thông thường của hàng hóa, quy chế cũng dành cho các doanh nghiệp của quốc gia xuất khẩu quyền được chứng minh mình hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường để được xác định giá thông thường như trường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET).

Quy định về chống bán phá giá của EU không có những định nghĩa cụ thể về một nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, nó đưa ra năm tiêu chí để xác định nếu như doanh nghiệp có thể thỏa mãn các tiêu chí này thì việc xác định giá thông thường sẽ được áp dụng như trong nền kinh tế thị trường. Điều 2(7)(c) quy định việc xác định doanh nghiệp được hưởng MET sẽ được thực hiện sau khi tham vấn Hội đồng tư vấn và sau khi ngành công nghiệp của EU cho ý kiến về việc hưởng MET này. Các tiêu chí này về cơ bản được nêu trong các kết luận điều tra chống bán phá giá như sau:13

13 http://luatdauthau.net/qui-che-nen-kinh-te-phi-thi-truong-trong-phap-luat-chong-ban-pha-gia- cua-eu-va-thuc-tien-ap-dung-trong-cac-vu-kien-doi-voi-hang-hoa-viet-nam.html

Các quyết định kinh doanh và giá cả được đưa ra dựa theo các tín hiệu của thị trường và không có sự can thiệp quá nhiều từ phía Chính phủ: Dựa trên quan niệm về nền kinh tế phi thị trường là nền kinh tế mà ở đó giá cả và việc cung cấp hàng hóa được xác định theo kế hoạch của nhà nước hơn là dựa trên yêu cầu của thị trường, tiêu chí này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động và không chịu bất cứ sự can thiệp hay ảnh hưởng nào của Nhà nước. Liên quan đến tính tự chủ của doanh nghiệp, Điều 2(7)(c) yêu cầu các doanh nghiệp phải tự chủ trong việc quyết định giá cả, chí phí, đầu vào (bao gồm nguyên liệu thô) chi phí về công nghệ và lao động, đầu ra, việc bán hàng và đầu tư. Tuy vậy, Điều 2(7)(c) lại không quy định rõ thế nào là sự can thiệp của nhà nước. Dựa trên thực tế xem xét các vụ kiện chống bán phá giá đã áp dụng đối với Việt Nam, các dạng can thiệp của Nhà nước mà cơ quan điều tra của EU không chấp nhận cho doanh nghiệp được hưởng MET rất khác nhau. Một là, ảnh hưởng của nhà nước được hiểu là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc sở hữu của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp này, rất dễ dàng để các doanh nghiệp không được coi là đáp ứng tiêu chí thứ nhất để được hưởng MET. Ví dụ trong vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũi da, trong số 8 doanh nghiệp yêu cầu được hưởng MET thì hai doanh nghiệp bị cho là thuộc sở hữu nhà nước. Một dạng khác cũng bị coi là có sự ảnh hưởng của Nhà nước được thấy trong các vụ kiện đó là giới hạn về xuất khẩu, cụ thể là việc quy định tỷ lệ tối thiểu phải xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Trong trường hợp đối với xe đạp của Việt Nam, các cơ quan điều tra cho rằng phần lớn các sản phẩm phải xuất khẩu đã được quy định như một điều kiện để cấp giấy phép đầu tư. Thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất phải có nghĩa vụ xuất khẩu ít nhất là 80% sản phẩm của họ. Trường hợp tương tự như vậy cũng được tìm thấy trong vụ việc đối với giày mũi da của Việt Nam. Các cơ quan điều tra cũng đã viện dẫn đến các quyền thuê đất được xác định cụ thể trong giấy phép đầu tư là một trong những biểu hiện của sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ thống sổ sách kế toán tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), được kiểm toán độc lập và được áp dụng cho mọi mục đích: IAS được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, bao gồm các nguyên tắc chung và các nguyên tắc cụ thể trong việc xây dựng và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, một khi báo

cáo tài chính được xây dựng phù hợp với IAS, các thông tin báo cáo được cho là thiết thực, đáng tin cậy và có thể sử dụng để so sánh, đối chiếu thông tin. Luật chống bán phá giá yêu cầu hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, được kiểm toán độc lập và áp dụng cho moi mục đích. Tiêu chí này được đưa ra với mục đích để có thể kiểm tra tính xác thực trong thông tin của doanh nghiệp. Trong trường hợp của Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đều không thực hiện theo IAS. Cụ thể, trong trường hợp giày mũi da, 7/8 doanh nghiệp không áp dụng IAS. Tương tự trong vụ kiện xe đạp, 4/5 doanh nghiệp yêu cầu được hưởng MET không áp dụng IAS. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bị tìm thấy là những hóa đơn không minh bạch, không được kiểm toán. Trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ, các doanh nghiệp không áp dụng IAS có phản đối cho rằng họ áp dụng tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam và đã được sự cho phép của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã từ chối lý do này và cũng nêu ra rằng việc trì hoãn hoặc không thực hiện IAS chỉ bằng một văn bản của Bộ Tài chính cho thấy rõ ràng rằng IAS đã không được áp dụng trên thực tế một cách thích hợp. Thực tế rằng, IAS được coi như một công cụ để bảo đảm tính tin cậy trong thông tin cung cấp của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ IAS thì không những không được hưởng MET mà ngay cả các thông tin do họ cung cấp liên quan đến các yếu tố khác như giá xuất khẩu cũng bị coi là không đáng tin cậy và không được sử dụng trong quá trình điều tra. Điều này có thể thấy rõ trong các trường hợp điều tra đối với chốt cài thép không gỉ, xe đạp và giày da của Việt Nam. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp bị điều tra sẽ gặp nhiều bất lợi vì số liệu được sử dụng là các số liệu sẵn có và thường là từ Cơ quan thống kê Eurostat hoặc được thu thập, kiểm chứng trên cơ sở các số liệu của ngành công nghiệp EU. Chẳng hạn, trong vụ kiện xe đạp, cơ quan điều tra có kết luận rằng: “Đối với các doanh nghiệp không được hưởng MET, giá xuất khẩu được xác định dựa trên số liệu sẵn có bởi vì giá xuất khẩu của một vài doanh nghiệp đưa ra là không đáng tin cậy. Và do vậy, giá xuất khẩu do các doanh nghiệp đã được nêu ở đoạn 43 (đối với các doanh nghiệp không tuân thủ IAS) sẽ không được xem xét khi xác định giá xuất khảu, và chỉ coi giá xuất khẩu của các doanh nghiệp khi giá xuất khẩu được coi là đáng tin cậy được sử dụng cho mục đích này”.

Không có những biến dạng đáng kể từ hệ thống kinh tế phi thị trường trước đó:

Một cách khái quát, Điều 2(7)(c) Luật chống bán phá giá của EU yêu cầu chi phí sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị bóp méo nghiêm trọng bởi hệ thống kinh tế phi thị trường trước đó. Khác với tiêu chí thứ nhất xem xét giá cả và chi phí của sản phẩm có bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ hay không, tiêu chí này xem xét có hay không giá cả và chi phí của sản phẩm bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi, tức là không phản ánh trung thực bởi những yếu tố của nền kinh tế phi thị trường. Cụ thể như trong trường hợp các vụ kiện của Việt Nam, một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều đó là “sự biến dạng” trong giá đất. Nói một cách khác, cơ quan điều tra chống bán phá giá cho rằng không có thị trường tự do trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam. Theo đó, giá đất được xác định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp chỉ bắt đầu việc sản xuất sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc được miễn tiền thuê đất trong một thời gian nhất định. Đây đều bị coi là những biến dạng ảnh hưởng đến giá cả và chi phí của sản phẩm được mang sang từ nền kinh tế phi thị trường. Liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp này không được hưởng MET mặc dù đã cố gắng chứng minh hoạt động của mình không được hưởng bất cứ một ưu đãi nào của Nhà nước. Lý do được cơ quan điều tra của EU nêu ra đó là việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Đồng thời, một vấn đề là các doanh nghiệp không đưa ra được bằng chứng hoặc chứng từ cho việc ai đã trả cái gì tại thời điểm cổ phần hóa.

Việc cần thiết phải chứng minh không có biến dạng nào liên quan đến giá và chi phí của sản phẩm được mang sang từ nền kinh tế phi thị trường có mối liên hệ với những cam kết của các quốc gia khi gia nhập WTO, tức là nó đòi hỏi các quốc gia khi gia nhập WTO phải bảo đảm rằng mình đang hoạt động trong một điều kiện kinh tế thị trường nhất định. Điều này lý giải không phải ngẫu nhiên mà EU dành một điều khoản riêng quy định việc cho hưởng MET chỉ đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường nhưng là thành viên của WTO.

Pháp luật về phá sản và tài sản phải bảo đảm sự ổn định và chắc chắn về mặt pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp: Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự canh tranh để phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp nào làm ăn tốt, có chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ tồn tại; doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì dần dần không canh tranh được và không thể tồn tại. Pháp luật phá sản doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý

cho doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động khi nó không thể tiếp tục kinh doanh nữa. Sẽ là không hợp lý nếu như doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động, sản xuất kinh doanh dù cho nó không mang lại lợi nhuận, để qua đó làm giảm thiểu thiệt hại. Trường hợp này dễ dẫn đến việc bán phá giá sản phẩm. Tương tự yêu cầu đối với pháp luật về tài sản, trường hợp doanh nghiệp đang bị điều tra có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà không phải trả phí, điều này có thể xem xét như một dạng trợ cấp. Tuy nhiên, nếu Nhà nước có quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nó có thể không cấu thành trợ cấp. Trong các cuộc điều tra chống bán phá giá cho doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra chống bán giá không xem xét tiêu chí này để từ chối cho các doanh nghiệp được hưởng MET. Chẳng hạn, trong vụ kiện chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam được xem xét là đáp ứng được với tiêu chí này.

Sự chuyển đổi của đồng nội tệ theo tỷ giá của thị trường: Việc chuyển đổi của đồng nội tệ ám chỉ rằng nếu doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá phi thị trường, nghĩa là nhà nước trợ giá cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu và nhập khẩu (phụ thuộc vào mối quan hệ giữa vấn đề tỷ giá phi thị trường và thi trường). Trường hợp tỷ giá được xác định ở một mức cố định có thể coi là tỷ giá của thị trường. Trong các vụ kiện đối với Việt Nam, cơ quan điều tra kết luận về cơ bản các doanh nghiệp Việt Nam đáp đứng được tiêu chí này.

Trên đây là một số nét khái quát về thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam. Do đó, nhằm làm rõ hơn phần thực trạng này, nhóm chúng tôi xin được phân tích một số điểm cơ bản trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam và vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU.

Nguyên nhân của vụ kiện:

Theo thống kê, Mỹ là nước đứng đầu trong số các thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 500 triệu USD, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ. Tuy nhiên, cá tra và cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ mới chỉ chiếm 1,7% thị trường tiêu thụ cá da trơn của Mỹ. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 triệu tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: Xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân được vào thị trường Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Cũng chính vào thời điểm này, một “trận tuyến” mới đầy gay go, phức tạp đã bắt đầu. Trước tiên, Mỹ đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish”14

14Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy); gồm cá trê, cá nheo, cá tra, basa, cá bông lau, cá lăng… theo hệ thống phân loại ngư loại học. Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.500 - 3.000 loài cá khác nhau, phân bổ trong

Một phần của tài liệu quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w