Người đàn ông hèn nhát, ích k ỉ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp toán tính chất số học trong miền nguyên (Trang 38)

6. Đóng góp của khóa luận

2.2.2. Người đàn ông hèn nhát, ích k ỉ

Y Ban còn tập trung khắc họa những người đàn ông ích kỷ, hèn nhát và bội bạc trong sáng tác của mình, thể hiện rõ nhất trong những truyện như: Nhân tình, Tự, H ai bảy bước chân là lên thiên đường, Tôi và anh, Thằng bẻ và con ran, ...

Nhân tình đưa người ta đến với thế giới hai mặt đầy dối trá, ích kỉ, bội bạc của những người đàn ông mà ngoài công việc ra thì tù’ trưa thứ hai đến trưa thứ sáu là thời gian dành cho người tình; còn các buổi tối và thứ bảy, chủ nhật thì dành cho gia đình, cho vợ. Dù đã có một mái ấm hạnh phúc, người đàn ông vẫn tìm đến một người phụ nữ khác đế yêu thương. Đe che đậy hành vi ngoại tình của mình, trong một lần nhận điện thoại của người tình, anh ta đã cố tình né tránh với câu thoại đầy giả dối: “Chuyện công việc thì mai cô gọi đến cơ quan nhé, ta bàn sau” [5, Tr.47].

Đen với truyện ngắn Tôi và anh; thằng bé và con ran, người đàn ông trong tác phâm có lẽ sẽ mang đến cho độc giả một niềm bức xúc ghê gớm. Trước sự theo đuổi của người phụ nữ yêu anh đến cuồng nhiệt, người đàn ông đã nhẫn tâm coi thường tình yêu trong sáng đó: “Tôi là nghệ sĩ mà em thì tầm thường quá không thể thúc đẩy quá trình sáng tạo của tôi” [5, Tr.26]. Anh ta còn là một người đàn ông tham vọng, nuôi ước mơ giàu có. Con đường đưa anh ta đạt đến đỉnh cao của thành công cũng là hành trình biến anh ta thành một người cha ích kỉ. Mọi hành động, suy nghĩ của anh ta đều hướng đến thực hiện ước mơ giàu sang, công danh của mình, anh ta nói: “Cái đẹp không đồng hành với cái thiện. Muốn có cái đẹp đôi khi phải biết hy sinh cái thiện. Tôi là nghệ sỹ, tôi làm cái đẹp thì đừng có đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm làm người với cuộc đời này” [5, Tr.28]. Anh ta không còn quan tâm tới người khác kể cả con trai của mình, không những thế trong đầu óc luôn luôn tồn tại suy nghĩ về con trai mình: “Neu nó là thằng có chí, nó ắt học được cái hay cái đẹp của đời. Neu nó là thằng bỏ đi, dẫu có 2 hay 3 bằng đại học cũng vẫn là thằng bỏ

đi” [5, Tr.29]. Sự tham vọng đã biến anh ta thành một kẻ vô trách nhiệm với gia đình, con cái, và ích kỉ, bạc tình với người bạn gái của mình. Trong cuộc sống, cái đẹp gắn với cái thiện là nguồn cảm hứng sáng tạo cho biết bao người, nhưng sự mù quáng và bảo thủ quá mức đã khiến anh ta có những định kiến sai lệch với cuộc đời, dẫn tới hành vi, thái độ xuống cấp.

Như vậy, bằng tài năng và con mắt nhìn nhận đàn ông dưới góc độ người phụ nữ, Y Ban đã phơi bày trước độc giả những người đàn ông mang trong mình sự khiếm khuyết. Thế giới đàn ông đầy thất vọng. Y Ban đã không ngần ngại xây dựng những người đàn ông mang bản chất giả dối, tầm thường và nhàm chán, đôi khi còn mang trong mình cả bản chất ích kỉ như anh Huy trong truyện ngắn Chị Quy. Anh Huy lấy vợ là do sự ép buộc của gia đình , bởi vậy không xuất phát từ tình yêu. Vì công việc và vì hạnh phúc riêng tư của mình, anh ta tìm đến với một người phụ nữ khác, lấy làm vợ và có một đứa con riêng, trong khi chị Quy ở quê luôn tần tảo, thu vén hạnh phúc cho gia đình chồng. Chị cũng là người làm ra vật chất, giúp gia đình anh Huy, kể cả tổ ấm của anh ở thành phố vượt qua lúc khó khăn, đói kém. Lòng ích kỉ đã khiến anh biến chị Quy- người phụ nữ đã có chồng là cô gái đồng trinh trong một thời gian dài, mà không hề quan tâm, đôi khi còn tỏ ra lạnh nhạt, khó chịu. Anh ta biến chị Quy thành nạn nhân của cuộc hôn nhân không có tình yêu, tình thương của chồng. Do sự tác động của mẹ chồng, anh Huy đã miễn cưỡng ban phát cho chị Quy một đứa con gái, rồi lại ra đi. Chỉ khi “xế chiều”, anh Huy mới nhận ra sự lớn khôn của cô con gái, sự tần tảo của người vợ quê. Nhưng đó là sự hối lỗi muộn màng, ngày đầu tiên anh Huy mang đến cho chị Quy cảm giác của tình yêu đích thực cũng là ngày chị mang niềm hạnh phúc mong manh đó sang thế giới bên kia.

Khác hẳn với hình tượng người đàn ông trong văn học trung đại, trang nam nhi được xây dựng với thái độ ngợi ca, khắc họa bản chất anh hùng, chí khí làm trai kiên cường, bất khuất. Người đàn ông khi đó thực sự như một

đấng trượng phu giang tay cứu đỗi, che chở cho những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Đen với văn xuôi Y Ban, mọi quy chuẩn về người đàn ông truyền thống đã bị phá vỡ. Nhân vật nam trong văn xuôi Y Ban hầu hết đều trở thành đối tượng đế công kích, lên án.

Tóm lại, bằng việc dựng lên thế giới những người đàn ông bất toàn, Y Ban đã thể hiện những cảm nhận, chiêm nghiệm của nhà văn về những người đàn ông từ góc nhìn nữ giới, thế hiện sự hiếu biết, từng trải, am hiếu về đàn ông sâu sắc. Thay vì việc nhìn nhận nam giới là một đối tượng miêu tả, Y Ban đã nhìn nhận người đàn ông như một khách thể thẩm mĩ để thể hiện tinh thần nữ quyền trong sáng tác của mình.

Tóm lại, trong sự đối sánh giữa đàn ông và đàn bà, Y Ban một mặt thể hiện tiếng nói đòi bình đắng giới, bênh vực giới mình, một mặt tỏ thái độ lên án, mỉa mai những người đàn ông bất toàn, mang trong mình sự khiếm khuyết. Trong văn xuôi của chị, người phụ nữ đẹp đẽ bao nhiêu, chị trân trọng, bênh vực nhân vật nữ của mình bao nhiêu thì các nhân vật nam lại được gán cho những phẩm chất xấu xa đến mức cực đoan bấy nhiêu. Với ý tưởng đó, Y Ban hướng người đọc hình thành thái độ rành mạch với hai giới như đúng dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đây được xem là đóng góp lớn của Y Ban trong việc thể hiện tư tưởng nữ quyền trong dòng văn học mới.

Chưong 3

PHƯƠNG THỨC THE HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN XUÔI Y BAN

Bạn đọc chỉ có thể giải mã được ý nghĩa tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi được tiếp xúc với hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra nội dung nghệ thuật được thế hiện. Trong tác phâm văn học, hình thức luôn mang tính nội dung, là hình thức mang tính quan niệm. Bởi vậy, muốn xác định được tiếng nói nữ quyền trong sáng tác của Y Ban thì không thể bỏ qua hình thức nghệ thuật ở các tác phẩm của chị. Neu ý thức nữ quyền là tư tưởng xuyên suốt trong các sáng tác của Y Ban, thì phương thức nghệ thuật chính là hình thức thế hiện cái nhìn, quan niệm ấy. Đe thể hiện ý thức nữ quyền trong tác phẩm của mình, Y Ban sử dụng các phương thức chính sau:

3.1.Cách đặt nhan đề tác phẩm

Nhan đề còn gọi là đầu đề, là tên, là cái "tít" (title - tiếng Anh, titre - tiếng Pháp) chung của một văn bản, một tác phẩm. Nó như gương mặt của một con người; nó là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm, phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phâm.

Có nhiều cách đặt tiêu đề tác phẩm và điều này phụ thuộc vào “tạng” văn của từng tác giả. Với Y Ban, một cây bút nữ dường như cho mình thiên chức sinh ra là vì phụ nữ, chống lại sự bất bình đẳng giới trong xã hội, chị đã dùng ngòi bút của mình đế thực hiện thiên chức đó.

Ngòi bút của Y Ban sắc sảo, góc cạnh khi lên tiếng bênh vực quyền của người phụ nữ nhưng cũng đầy đằm thắm, cảm thông với những bất hạnh của

phái nữ, trang văn Y Ban mang thiên hướng viết về người phụ nữ ngay từ cách đặt nhan đề tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn của nhà văn Y Ban, ta thấy phần lớn các tiêu đề đều nhắc tới người phụ nữ, với hai cách cơ bản sau:

3.1.1. Mặc định từ “đàn bà” vào nhan đề tácphấm

Cách đặt tiêu đề này hết sức phố biến trong sáng tác của Y Ban. Với một số tác phâm tiêu biêu: ỉ am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà, Người đàn bà có ma lực, Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà và những giấc mơ, Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Biên và người đàn bà, M ôi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà... Đây là cách đặt tiêu đề thế hiện tiếng nói nữ quyền sâu sắc của Y Ban.

Năm 2006, Y Ban cho xuất bản cuốn / am đàn bà, trong đó có truyện ngắn cùng tên mang nội dung bày tỏ những khao khát về tình dục của phụ nữ. Truyện ngắn đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ tiêu đề của tác phâm.

/ am đàn bà tức “Tôi là đàn bà” - cái tên nửa Tây nửa ta này mở đầu tập sách đã phần nào giới thiệu ý tưởng nói về “phận đàn bà”, thế giới đàn bà với những bi hài, đớn đau của nó. Tiêu đề tác phẩm mang tới một sự khẳng định ghê gớm, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với bạn đọc. Người đàn bà tồn tại cũng giống như những con người bình thường khác họ mang đầy đủ những nét tâm sinh lý của giới nữ, tiêu đề này cũng mang tới một thông điệp: bất kì ai dù họ là người phụ nữ thì họ cũng muốn sống và tồn tại với bản năng trời sinh của phái yếu. Tạo hóa đã sinh ra họ thì hãy thừa nhận, tôn trọng những bản năng tự nhiên của người phụ nữ: tù’ sự rung cảm tinh tế, tình thương, tình yêu, thậm chí là những ham muốn tình d ụ c ...

Nhan đề / am đàn bà cũng bước đầu báo hiệu những sự kiện nóng của cả tác phẩm, làm cho bạn đọc phải chờ đợi, tò mò. Khi đọc tác phẩm rồi, độc giả

hiếu rằng có một luân lý tự nhiên có thế vượt lên trên mọi luật pháp, quy tắc xã hội đó là lòng nhân hậu, bao dung, chia sẻ của người phụ nữ. Người đàn bà có khả năng làm sống dậy bản năng của một con người tàn phế về cảm giác thì đâu phải là một người vi phạm pháp luật. Mặt khác, tiêu đề I am đàn bà

còn là tiếng nói bênh vực của nhà văn Y Ban đối với người phụ nữ trong tác phâm cũng như với một nửa thế giới này.

Đàn bà xẩu thì không có quà tiếp tục khẳng định sự thành công của Y Ban trong sự nghiệp sáng tác văn chương dành cho phụ nữ. Bằng những gì mắt thấy, tai nghe và nhận thức xã hội một cách tinh tế, tác phẩm với tiêu đề

Đàn bà xấu thì không có quà đã cho thấy sự nhìn nhận thẳng thắn, trung thực của Y Ban vào thực tế cuộc sống, khi mà những người phụ nữ kém nhan sắc, thiệt thòi về ngoại hình chịu không ít những bất công, thậm chí cả sự ruồng bỏ. Đây là một tiêu đề có tính khẳng định, gợi sự xót xa trước một thực trạng xã hội. Phụ nữ kém nhan sắc ít được người khác đế ý tới, mà đặc biệt là những người đàn ông. Nhan đề tác phâm là cái nhìn trung thực của nhà văn Y Ban nhưng cái trần trụi nhất, thật nhất lại làm cho bạn đọc khắc khoải, suy tư ngay từ đầu tác phấm. Diễn tiến câu chuyện Đàn bà xấu thì không có quà

diễn ra đúng như kết cục mà tiêu đề đã gọi thành tên. Ket thúc tác phẩm, nhân vật người phụ nữ phải nhận lấy kết cục của một người phụ nữ kém nhan sắc. Nhan đề Đàn bà xẩu thì không có quà vì vậy mang giá trị nhân văn cao cả. Cách đặt tiêu đề Đàn bà xẩu thì không có quà còn chứa đựng những tiếng cười châm biếm và tinh thần lạc quan, dám đối diện với sự thật nên câu chuyện không bị "một màu".

Truyện ngắn Người đàn bà và những giấc mơ viết về những giấc mơ trong lòng mỗi người phụ nữ. Nhan đề tiếp tục dùng cái tên chung chung “người đàn bà” chứ tác giả không lấy tên một nhân vật cụ thế đế đặt tên cho tác phẩm của mình. Cách lựa chọn này của nhà văn làm cho tiêu đề tác phẩm mang tính biểu tượng cao. Người đàn bà trở thành hình tượng khái quát cho

những người phụ nữ. Và đặc biệt ở họ có nét chung là mang trong mình những giấc mơ giản dị. Đó là những khao khát đời thường mà cũng mãnh liệt nhất về hạnh phúc, về tình yêu, về những viễn cảnh thoát khỏi những rắc rối bi lụy và khổ sở của cuộc sống này.

Với cách đặt tiêu đề này, Y Ban một mặt làm tăng độ khái quát cho tác phâm của mình, đồng thời tăng độ khái quát của hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm. Nhắc tới nhân vật nữ của mình bằng cái tên chung chung “đàn bà” ở đầu tác phâm, nhà văn Y Ban đã gợi sự ám ảnh về những kiếp người, số phận người phụ nữ. Đây là cá tính sáng tạo riêng mà chỉ Y Ban mới có. Qua đây, Y Ban vừa khẳng định tài năng của mình trong sáng tác văn chương vừa thể hiện rõ quan điểm, tuyên ngôn sống và sáng tác cho nữ giới của bà.

3.1.2. Đặt nhan đề tác phẩm bằng tên của các nhân vật nữ

Nhà văn Y Ban tùng chia sẻ rằng nhân vật trong tác phẩm của chị thường là nữ. Xác định đề tài trong sáng tác của mình như vậy, Y Ban đã tìm cách để bạn đọc tiếp cận với nhân vật nữ của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên, bởi vậy trong nhiều tác phâm Y Ban đã lấy tên nhân vật nữ chính đặt làm tiêu đề cho tác phẩm của chị. Đây là phương thức nghệ thuật độc đáo khẳng định ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban, với các sáng tác tiêu biểu: Chị Quy, Xuân Từ Chiều, Cải Tỷ,...

Có thế thấy, kiếu đặt tiêu đề này xuất hiện ít và chiếm số lượng nhỏ bé hon so với cách đặt tiêu đề là tên phiếm chỉ, chỉ người phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi nhân vật nữ được tác giả gọi tên lại mang đến cho bạn đọc một sự ám ảnh. Chị Quy, hay Xuân, Từ, Chiều, cái Tý như những số phận, kiếp người mà Y Ban từng chứng kiến, họ đã đi qua trong hành trình cuộc sống của Y Ban và đế lại cho chị ấn tượng riêng. Mỗi nhân vật như một con người thực từ cuộc sống đi vào trang viết. Lấy tên nhân vật nữ làm tiêu đề tác phẩm, Y Ban

vừa hướng điêm nhìn, chiêm nghiệm của độc giả vào những người đàn bà, vừa tạo dựng lòng tin tù’ phía người đọc.

Điểm đặc biệt ở cách đặt tiêu đề này là Y Ban không chọn cho nhân vật của mình những tên gọi mang tính hiện đại, mỹ miều hay một cái tên nửa tây, nửa ta,... mà lại chọn cho nhân vật của mình những cái tên dân dã, quen thuộc, giản dị và mang cả sự mộc mạc.

Nhan đề Cải Tỷ gợi cho bạn đọc về một cô bé nông thôn chất phác, nhân hậu, hiền lành và mang cả sự chịu thương, chịu khó. Đây là tên nhân vật đã từng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm thuộc văn học hiện thực trước Y Ban như cái Tý trong truyện M ột bữa no của Nam Cao, hay Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Bởi vậy, tiêu đề này còn gợi cho bạn đọc ấn tượng về một cô bé ngây thơ, dễ thương, dễ mến.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp toán tính chất số học trong miền nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)