Quá trình tạo bột:

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điều khiển tự động NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN CENTUM CS30000 CỦA HÃNG YOKOGAWA (Trang 97 - 99)

II. Khái quát về công nghệ sản xuất giấy.

2.Quá trình tạo bột:

Máy cắt Nồi nấu Sàng thô Bể phóng Hệ thống rửa 1 Hệ thống rửa 2 Sàng tinh Hệ thống rửa kiềm Lọc cát 3 lớp Hệ thống rửa clo Tẩy hypo hoá Tẩy kiềm hoá

Đi sản xuất giấy Tre, gỗ, nứa

Dung dịch nấu Na2S

Nước sạch

Nước sạch

Nước thải chứa dịch đen đặc

Nước thải chứa 1 phần dịch đen

Bột thải Bột thải Bột thải Bột thải Kiềm, nước Nước Phụ gia Clo dạng hơi

Nguyên liệu sau khi chế biến tại xưởng nguyên liệu tạo ra các mảnh nhỏ và được chuyển sang công đoạn nấu bột. Mảnh được cấp tự động vào hệ thống 3 nồi nấu. Thể tích mỗi nồi là 140 m3, trên đỉnh nồi nấu có hệ thống nạp liệu, đến khi nồi đầy nó sẽ tự động đóng nắp và ngừng việc cấp liệu cho nồi nấu. Sau khi qua nồi nấu, sản phẩm nấu là bột chứa nhiều dịch đen nên nó được đưa sang công đoạn rửa bột. Trước khi rửa, bột được đưa qua hệ thống đánh tơi sau đó tiến hành rửa qua 4 thiết bị rửa. Nước sạch cấp vào công đoạn rửa cuối cùng còn các công đoạn rửa khác chủ yếu dùng nước hồi lưu tuần hoần lại từ công đoạn rửa trước đó. Bột sau khi rửa sạch được chuyển qua công đoạn sàng nhằm loại bỏ các mấu mắt, mảnh có lẫn trong bột, các mảnh còn dư sau nấu. Đồng thời qúa trình sàng loại bỏ các tạp chất là cát, sạn có lẫn trong bột. Tiếp theo bột được đưa sang công đoạn tẩy để loại bỏ các chất màu bám

trong bột tạo ra bột trắng, sạch. Dung dịch tẩy thường dùng là Cl2, H2O2, hypo...Sau khi đã qua các công đoạn trên ta thu được bột tương đối sạch và được chuyển sang phân xưởng xeo để sản xuất giấy.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điều khiển tự động NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN CENTUM CS30000 CỦA HÃNG YOKOGAWA (Trang 97 - 99)