Với Nhà nước và UBND huyện Lắk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lí thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lăk, tỉnh Đăklăk (Trang 44 - 46)

− Công tác giám sát, quản lý

+ Phòng giáo dục và đào tạo huyện: Thường xuyên giám sát kịp thời, trực tiếp

xuống cơ sở kiểm tra đột xuất và theo định kì đối với các khoản thu học phí, chi dạy thay, dạy kê. Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, chế độ mới đối với cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị trường học về phương pháp tính dạy thay, dạy kê.

+ Kho bạc nhà nước: Hạch toán thu ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, kịp thời từ chối những khoản chi không đúng mục đích, chế độ, hạch toán đúng mục lục ngân sách theo quy định.

+ Thanh tra nhà nước: Xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình thực hiện thu - chi

ngân sách SNGD hằng năm để kịp thời phát hiện những sai phạm kịp thời uốn nắn để giúp cho ban giám hiệu nhà trường. Cũng như kế toán nhận thức đúng về quản lý nhân sách nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội trên địa bàn. Từ đó, tránh trường hợp khiếu kiện, khiếu nại của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

+ Các đơn vị trường học phải thành lập ban tự kiểm tra, có kế hoạch giám sát

− Tăng cường vai trò chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của chính quyền các cấp ở địa phương, đặc biệt các cấp mà trực tiếp là phòng tài chính kế hoạch cơ quan quản lý trực tiếp đối với công tác quản lý tài chính ngân sách huyện nói chung và công tác quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục nói riêng, trước hết thực hiện tốt công việc đó là:

+ Trên cơ sở quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật, phối hợp

đồng bộ với kho bạc, phòng giáo dục và đào tạo hướng dẫn các đơn vị trường học làm tốt công tác lập, quyết toán, điều hành, kế toán và quyết toán NS theo đúng quy định.

+ Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quy chế công khai ngân

sách và tài sản.

+ Có kế hoạch kiểm tra thanh tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý tài

chính và ngân sách của các đơn vị để từ đó có biện pháp thiết thực kịp thời uốn nắn, xử lý những sai phạm phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện ở trường học.

+ Có kế hoạch củng cố và hoàn thiện, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, ngân

sách các đơn vị trường học. Trước hết có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phụ trách tài chính, cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị, đặc biệt là những đơn vị thay đổi, luân chuyển kế toán. Hiện nay ở huyện Lắk về cơ bản các đơn vị trường học đều đã có kế toán, có nghiệp vụ chuyên môn tốt. Xong còn 1 số đơn vị cán bộ làm công tác kế toán còn nhiều mặt hạn chế, trình độ đào tạo mới được trung cấp, tuổi đời

còn trẻ chưa có kinh nghiệm, những trường hợp này phải được quan tâm thường

xuyên.

− Thường xuyên tổng hợp và phản ánh về cơ quan cấp trên những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, chế độ cụ thể trong quá trình tổ chức quản lý tài chính, ngân sách sự nghiệp giáo dục ở các đơn vị trường học để nghiên cứu tháo gỡ kịp thời.

− Ngành tài chính thường xuyên theo dõi tình hình quản lý tài chính, ngân sách SNGD, từ đó phối hợp chặt chẽ cùng các cấp, ngành có liên quan, sửa đổi, ban hành quy chế, chính sách, chế độ chi tiêu cụ thể tạo điều kiện cho các đơn vị trường học nắm vững công tác quản lý và điều hành ngân sách.

− Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung về cơ chế quản lý tài chính, gắn trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân cụ thể theo thẩm quyền quy định rõ ràng, thực hiện đồng bộ luật NS, xử lý nghiêm minh những sai phạm có tính thường xuyên, cố tình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lí thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lăk, tỉnh Đăklăk (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w