Tình hình quản lý thu-chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lí thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lăk, tỉnh Đăklăk (Trang 40)

Như đã nói ở trên, quản lý thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là một công tác đặc thù, đặc biệt là ở vùng khó khăn như huyện Lăk. Thông qua các bản trên chúng ta thấy rõ công tác thu ngân sách nhà nước từ giáo dục là không đáng kể, chủ yếu là tiền học phí thu từ cấp mẫu giáo. Nhìn chung công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn qua các năm trên địa bàn huyện Lăk đều đạt. Song việc thu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Tình trạng thất thu vẫn còn, cán bộ làm công tác thu hướng dẫn công tác kế toán cho các doanh nghiệp vẫn xảy ra.

Về chi ngân sách Nhà nước qua các năm, ngân sách huyện đã đáp ứng tốt các yêu cầu về chi theo dự toán được giao. Tuy nhiên trong quản lý chi ngân sách trên địa bàn vẫn còn rất nhiều những tồn tại, hạn chế; sử dụng ngân sách còn lãng phí, chưa hiệu quả như; hội họp, xăng xe đi công tác, điện thoại...Việc ban hành các định mức, các nguyên tắc, chế độ trong chi ngân sách vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo công bằng.

3.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu - chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Lắk

3.3.3.1. Về khách quan

Năm 2002 Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua luật ngân sách vào ngày 16 tháng 12 năm 2002, chính phủ đã ban hành nghị định số 60/2003NĐ-CP, ngày 06 tháng 06 năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, đồng thời BTC ban hành thông tư số 59/2003/TT-BTC, ngày 23 tháng 06 năm 2003 hướng dẫn thực hiện số 60/2003/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN.

Thực hiện quyết định số 192/2004/Q Đ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2004 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hổ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sở tài chính, huyện ủy, HĐNS huyện và các ban ngành liên quan của tỉnh trong việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội và dự toán NS hàng năm; Sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác thu- chi NS cho giáo dục huyện Lăk nên công tác quản lý thu chi NS cho giáo dục đã đi vào nề nếp, các khoản thu chi trong dự toán được duyệt, chấp hành chỉ tiêu theo chế độ quy định.

3.3.3.2. Về chủ quan

Cơ sở hạ tầng về trường học còn thấp chưa đảm bảo được nhu cầu phát triển, đầu tư từ nguồn ngân sách cấp trên còn nhiều hạn chế. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện còn nghèo. Hơn nữa, huyện có diện tích lơn, các xã nằm xa trung tâm, việc thu – chi gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ ít, trình độ chuyên môn cũng chưa thể đáp ứng hoàn toàn công việc. Do đó việc phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện còn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh.

Hàng năm chủ yếu là nguồn thu từ NS cấp trên, thu chi trên địa bàn chỉ đảm bảo từ 11- 12% chi thường xuyên của huyện.

3.3.4. Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác quản lý thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Lắk

3.3.4.1. Giải pháp về thu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Qua xem xét điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Lăk thì huyện Lăk là vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh nên các khoản thu tiền học phí hầu như đều được miễn giảm theo quyết định số 3719/2000/QĐ - UB ngày 27/12/2000 của UBND tỉnh về thu và sử dụng thu học phí trong nhà trường, chỉ có một số trường mầm non và một trường THCS Nguyễn Trãi thuộc thị trấn Liên Sơn là giao thu học phí. Do đó nguồn thu chủ yếu của sự nghiệp giáo dục là ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động.

Đối với khoản thu học phí, hàng năm khi xây dựng dự toán ngân sách thì phòng

TC – KH phối hợp với Phòng giáo dục căn cứ vào số học sinh có mặt trong năm để giao thu học phí sát theo thực tế. Đồng thời cuối năm ngân sách phòng TC – KH sẽ quyết toán nguồn thu học phí và lập thủ tục ghi thu, chi ngân sách. Mức thu học phí đối với các trường mẫu giáo sẽ điều tiết 95% trên tổng số thu về chi lương và các khoản có tính chất lượng; còn 5% chi cho hoạt động thường xuyên. Riêng trường THCS thì sẽ điều tiết trên tổng số thu để chi lương còn 60% chi hoạt động thường xuyên.

3.3.4.2. Giải pháp về chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục

Công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN cấp theo dự toán, chi tiêu phải thật

sự hợp lí theo đúng chế độ. Đồng thời, chi tiêu ngân sách phải triệt để thực hiện

nguyên tắc có hiệu quả, chi đúng kế hoạch trong phạm vi cho phép đã được phê duyệt.

− Với khoản chi cho việc hoạt động thường xuyên phải đảm bảo kịp thời, đúng chế độ chi tiêu, đi đôi với việc tiết kiệm chi, trước tiên là chi lương , các khoản phụ cấp của ngành phải kịp thời, sau đó mới chi mua sắm, các khoản phụ cấp của ngành phải kip thời, sau đó mới chi mua sắm, xây dựng, sửa chữa và phải cân nhắc thận trọng, cố gắng hạn chế đến mức tối đa khoản chi tiếp khách. Các khoản chi phải có định mức chi cụ thể và công khai, thông qua cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường biết để tránh việc chi bừa bãi, sai mục đích, thậm chí dễ dẫn đến vụ lợi cá nhân.

− Với khoản chi lương và các khoản phụ cấp lương, phải dựa trên cơ sở định mức tiêu chuẩn hợp lí, đảm bảo chi đúng kế hoạch, mục đích, thời gian để ổn định đời sống cho cán bộ giáo viên.

− Mọi khoản chi của các đơn vị trường học phải được thực hiện công khai minh

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Huyện Lắk những năm gần đây cùng với đà tăng trưởng kinh tế, yêu cầu về chi tiêu ngày càng tăng nhất là lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có cả việc đầu tư cho các trường học. Từ đây đòi hỏi quá trình điều hành ngân sách phải xử lý hài hòa, tranh thủ xin bổ sung của ngân sách cấp trên để giải quyết nhu cầu chi tiêu kịp thời. SNGD luôn là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm, vì vậy việc quan lý thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phải được thực hiện thật nghiêm túc.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Với Nhà nước và UBND huyện Lắk

− Công tác giám sát, quản lý

+ Phòng giáo dục và đào tạo huyện: Thường xuyên giám sát kịp thời, trực tiếp

xuống cơ sở kiểm tra đột xuất và theo định kì đối với các khoản thu học phí, chi dạy thay, dạy kê. Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, chế độ mới đối với cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị trường học về phương pháp tính dạy thay, dạy kê.

+ Kho bạc nhà nước: Hạch toán thu ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, kịp thời từ chối những khoản chi không đúng mục đích, chế độ, hạch toán đúng mục lục ngân sách theo quy định.

+ Thanh tra nhà nước: Xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình thực hiện thu - chi

ngân sách SNGD hằng năm để kịp thời phát hiện những sai phạm kịp thời uốn nắn để giúp cho ban giám hiệu nhà trường. Cũng như kế toán nhận thức đúng về quản lý nhân sách nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội trên địa bàn. Từ đó, tránh trường hợp khiếu kiện, khiếu nại của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

+ Các đơn vị trường học phải thành lập ban tự kiểm tra, có kế hoạch giám sát

− Tăng cường vai trò chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của chính quyền các cấp ở địa phương, đặc biệt các cấp mà trực tiếp là phòng tài chính kế hoạch cơ quan quản lý trực tiếp đối với công tác quản lý tài chính ngân sách huyện nói chung và công tác quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục nói riêng, trước hết thực hiện tốt công việc đó là:

+ Trên cơ sở quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật, phối hợp

đồng bộ với kho bạc, phòng giáo dục và đào tạo hướng dẫn các đơn vị trường học làm tốt công tác lập, quyết toán, điều hành, kế toán và quyết toán NS theo đúng quy định.

+ Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quy chế công khai ngân

sách và tài sản.

+ Có kế hoạch kiểm tra thanh tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý tài

chính và ngân sách của các đơn vị để từ đó có biện pháp thiết thực kịp thời uốn nắn, xử lý những sai phạm phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện ở trường học.

+ Có kế hoạch củng cố và hoàn thiện, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, ngân

sách các đơn vị trường học. Trước hết có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phụ trách tài chính, cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị, đặc biệt là những đơn vị thay đổi, luân chuyển kế toán. Hiện nay ở huyện Lắk về cơ bản các đơn vị trường học đều đã có kế toán, có nghiệp vụ chuyên môn tốt. Xong còn 1 số đơn vị cán bộ làm công tác kế toán còn nhiều mặt hạn chế, trình độ đào tạo mới được trung cấp, tuổi đời

còn trẻ chưa có kinh nghiệm, những trường hợp này phải được quan tâm thường

xuyên.

− Thường xuyên tổng hợp và phản ánh về cơ quan cấp trên những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, chế độ cụ thể trong quá trình tổ chức quản lý tài chính, ngân sách sự nghiệp giáo dục ở các đơn vị trường học để nghiên cứu tháo gỡ kịp thời.

− Ngành tài chính thường xuyên theo dõi tình hình quản lý tài chính, ngân sách SNGD, từ đó phối hợp chặt chẽ cùng các cấp, ngành có liên quan, sửa đổi, ban hành quy chế, chính sách, chế độ chi tiêu cụ thể tạo điều kiện cho các đơn vị trường học nắm vững công tác quản lý và điều hành ngân sách.

− Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung về cơ chế quản lý tài chính, gắn trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân cụ thể theo thẩm quyền quy định rõ ràng, thực hiện đồng bộ luật NS, xử lý nghiêm minh những sai phạm có tính thường xuyên, cố tình.

4.2.2. Với Phòng Tài chính- kế họach huyện Lắk

+ Bố trí định biên biên chế trực tiếp quản lí chuyên quản giáo dục NS trên địa bàn có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ và kinh nghiệm về quản lí ngân sách SNGD.

+ Thường xuyên có kế hoạch xuống cơ sở để hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra

kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự toán thu - chi ngân sách.

+ Mỗi năm tổ chức giao ban đối với chủ tài khoản và kế toán ngân sách các

đơn vị trường học 01 đến 02 lần để kịp thời hướng dẫn triển khai văn bản luật ngân sách và các văn bản của nhà nước thi hành luật và các văn bản chế độ có liên quan đến công tác sự nghiệp giáo dục.

+ Kiến nghị sở tài chính tỉnh Đăk Lăk, UBND các cấp để thực hiện bố trí kinh

phí mua sắm mới dàn máy vi tính và tập huấn phần mềm quản lí ngân sách SNGD cũng như nối mạng nội bộ để thực hiện công tác báo cáo thu - chi ngân sách hàng tháng kịp thời. Nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quản lí ngân sách SNGD một cách khoa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lí.

Tài liệu tham khảo

1. Niêm giám thông kê huyện Lăk 2006

2. Niêm giám thông kê huyện Lăk 2007

3. Niêm giám thông kê huyện Lăk 2008

4. Các biên bản dự toán, quyết toán của phòng tài chính – kế hoạch huyện

Lăk

5. Các nghị định, thông tư, quyết định

6. Các website:

− http://www.mpi.gov.vn (Bộ kế hoạch và đầu tư)

− http://www.mof.gov.vn (Bộ tài chính)

− http://www.daklak.gov.vn (Tỉnh Đăk Lăk)

− Và nhiều trang web khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lí thu – chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lăk, tỉnh Đăklăk (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w