Phát triển công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Nhập Siêu Trung Quốc (Trang 32)

9. Kết cấu đề tài

3.1.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ

DN cần chủ động tham gia sản xuất các mặt hàng công nghiệp phụ trợ, sản phẩm trung gian trong chuỗi giá trị. Đẩy mạnh hỗ trợ các DN vừa và nhỏ kết hợp với các hãng lớn, phát triển các doanh nghiệp phụ trợ ở địa phương, phát triển các ngành dựa vào hiệu quả và sáng tạo, tăng cường hoạt động R&D vào những ngành công nghệ cao, có chính sách thu hút phát triển nhân tài.

DN có thể kích thích sản xuất trong nước như đặt hàng, đấu thầu trong nước trước khi nhập khẩu. DN cần kiên trì thúc đẩy nhau sản xuất và tiêu thụ cho nhau những sản phẩm như vải cho dệt may, sắt thép cho xây dựng…

3.1.3. Định vị thị trường và thương hiệu của các ngành sản xuất nổi bật trong nước

Cần có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh chuỗi liên kết xuất khẩu bằng quy trình khép kín nhằm định vị thị trường và thương hiệu của các ngành sản xuất nổi bật trong nước như dệt may, nông sản chế biến,… Để làm được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chủ thể có liên quan, trong đó, ngoài vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, cần có sự tham gia tích cực và chủ động của các Hiệp hội, Tập đoàn và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các ngành nghề. Chi tiết hơn chúng ta cần:

Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển các khu công nghiêp tập trung các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho các ngành sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, cần ban hành các chính sách khác mang tính đồng bộ để tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của các ngành, điển hình như chính sách ưu đãi về thuế của hiệp định TPP, để đón đầu TPP, các tập đoàn lớn của nước ngoài sẽ nhanh chân đến Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác, đầu tư, đây cũng chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp trong nước tranh thủ tăng cường phát triển sản xuất trong nước..

Song song đó, các doanh nghiệp trong nước cũng cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tận dụng được nguồn lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh, cũng như cách thức quản trị để đầu tư phát triển sản xuất nhằm hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.

3.2. Giải pháp đối ngoại

3.2.1. Sử dụng biện pháp phi thuế quan

Một chuyên gia kinh tế khẳng định: “Chất lượng là nhược điểm lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc và cũng là một mấu chốt quan trọng cho chiến lược cạnh tranh với hàng Trung

Quốc của Việt Nam.” , chính vì vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam cần quan tâm, chú trọng đến bản quyền, thương hiệu sản phẩm trong nước cần được đăng ký cẩn thận, đặc biệt với những hàng hóa truyền thống đã có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Thiết lập ngay các hàng rào kĩ thuật đối với hàng hóa Trung Quốc, chẳng hạn quy định về biện pháp kiểm dịch động và thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm quy định về kiểm tra chứng nhận, dư lượng, bao bì, ghi nhãn sản phẩm; quy định về hóa chất, phụ gia; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Những mặt hàng không đảm bảo chất lượng hoặc gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe người tiêu dùng phải kiên quyết tiêu hủy hoặc buộc tái xuất. Lập hàng rào kĩ thuật hoặc đưa lên “danh sách đen” những mặt hàng cấm nhập…

3.2.2. Kiểm soát tiểu ngạch

Trong chính sách biên mậu, chúng ta cần gia tăng việc xuất khẩu nhẩu bằng con đường chính ngạch, quản lí chặt tiểu ngạch bằng cách xây dựng tiêu chuẩn về hàng nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu…xử lí nghiêm hàng hóa không rõ xuất xứ, hàng hóa gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng giả ngay từ cửa khẩu. Luật hóa hoạt động mua bán hai bên để tăng cường yếu tố pháp lý, bảo vệ người dân, DN VN khi có tranh chấp xảy ra.

3.2.3. Nâng cao chính sách phát triển thương mại vùng biên giới

Tăng cường các chính sách phát triển thương mại vùng biên giới: Nâng định mức miễn thuế nhập khẩu hàng hóa mua, bán trao đổi của cư dân vùng biên giới phù hợp với tình hình phát triển của từng tuyến biên giới; tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại biên giới, để lại 20-30% thậm chí đến 50% số thu thuế xuất nhập khẩu qua cửa khẩu...

3.2.4. Tận dụng triệt để cơ hội từ việc tham gia hội nhập thế giới, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nhập khẩu

VN đã thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường bằng việc đẩy nhanh kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương như TPP, FTA với EU…

Chính vì vậy, DN cần có kế hoạch khai phá thị trường mới, tận dụng lợi thế của những thị trường đã được hưởng ưu đãi thuế quan nhằm tăng kinh ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần thúc đẩy nhiểu hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường nhập khẩu hàng hóa, nguyên – phụ liệu sản xuất, các DN cần lựa chọn đối tác lâu dài, mở rộng tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các nước thay thế dần nguồn cung từ Trung Quốc, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường này. Cụ thể là cần đa dạng thị trường nhập khẩu từ các nước khác như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…, tùy vào mặt hàng cụ thể mà chọn thị trường nhập khẩu phù hợp về chất lượng và giá cả.

Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, DN cần chủ động kích thích sản xuất trong nước như đặt hàng, đấu thầu trong nước trước khi nhập khẩu, kết hợp với nhau thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm cùng loại.

Việt Nam cần tận dụng triệt để cơ hội khi hiệp định TPP được ký kết. Trước thực trạng cấu trúc nền kinh tế và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp, khả năng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong các năm tới có thể vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, điều này có khả năng thay đổi tích cực khi TPP được thông qua. Theo đó, để được hưởng ưu đãi thuế suất từ TPP, các doanh nghiệp cần chuyển sang nhập khẩu hàng hóa, nguyên – phụ liệu từ các nước thành viên của hiệp định này, thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc như hiện nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tham gia vào chuỗi cung ứng ASEAN, khi tham gia vào đây, dòng vốn của các nhà đầu tư trong khối vào Việt Nam ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã và sẽ tăng dần, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là tỷ lệ nội địa hóa sẽ dần được tăng cao.

LỜI KẾT

Trong một thế giới phẳng, sự ràng buộc, tương tác lẫn nhau về kinh tế là một tất yếu khách quan. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cần đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, lịch sử và thực tiễn đã chứng minh, sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nhất định sẽ dẫn đến những nguy cơ rủi ro khi biến động. Nhìn rộng hơn, để đảm bảo an ninh quốc gia, Việt Nam cần chủ động xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ thông qua những bước đi, lộ trình và cách làm phù hợp để có thể đối phó với những rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Anh Hào, Cách nào hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc?, từ http://cafef.vn/vi-mo-dau- tu/cach-nao-han-che-nhap-sieu-tu-trung-quoc-201405120754071806.chn, truy cập ngày 12/02/2015.

- Anon, 2010, Nhập siêu kéo dài: Tỷ giá hay cơ cấu kinh tế?, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

- Bùi Hữu Đức (2014), “Làm gì để giảm phụ thuộc nguyên – phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr. 35-36.

- Đỗ Mai Thành (2010), Mấy suy nghĩ về vấn đề nhập siêu của Việt Nam, truy cập ngày 12/02/2015, từ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2010/106/May- suy-nghi-ve-van-de-nhap-sieu-cua-Viet-Nam.aspx

- Mạnh Quân, Giải pháp nào chống nhập siêu từ Trung Quốc?, từ http://vneconomy.vn/giao- thuong/giai-phap-nao-chong-nhap-sieu-tu-trung-quoc-20100201034449996.htm, truy cập ngày 12/02/2015.

- Nguyễn Minh Phong (2014), Cách hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, từ http://www.tapchitaichinh.vn/Xuat-nhap-khau/Cach-han-che-nhap-sieu-tu-Trung-

Quoc/51589.tctc, truy cập ngày 12/02/2015.

- Nguyễn Quốc Anh (2006), Nhập siêu - Nguyên nhân và giải pháp kiềm chế, truy cập ngày 12/02/2015, từ http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/nhapsieu-nguyennhanva-nd- 1769.html

- Nguyễn Trí bảo, 2010, Cách nhìn khác về nhập siêu, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. - Tổng cục Hải quan Việt Nam

- Tổng cục thống kê Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhập Siêu Trung Quốc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w