Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc gia tăng mạnh

Một phần của tài liệu Nhập Siêu Trung Quốc (Trang 26 - 27)

9. Kết cấu đề tài

2.2.Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc gia tăng mạnh

Thứ nhất, hàng Trung Quốc (từ máy móc thiết bị đến nguyên phụ liệu hay hàng tiêu

dùng), hầu hết đều có giá rất rẻ do chi phí nhân công của Trung Quốc thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hỗ trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Với giá rẻ, mẫu mã và chủng loại phong phú, đa dạng, hàng tiêu dùng Trung Quốc được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt người thu nhập thấp chấp nhận. Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được nhập khẩu nhiều cũng do giá rẻ, nhất là khi Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu. Máy móc thiết bị giá rẻ của Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khả năng tài chính hạn chế của họ.

Thứ hai, khả năng cạnh tranh kém của hàng Việt Nam. Xét cả về giá cả và chất lượng,

nhiều sản phẩm của Việt Nam khó thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, hầu hết hàng Việt Nam chưa có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường quốc tế, nên lại càng khó cạnh tranh.

Thứ ba, trong cơ cấu sản phẩm trong thương mại Việt - Trung, Việt Nam chủ yếu xuất

sang Trung Quốc khoáng sản, nông lâm thủy sản (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc). Đây là các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, giá cả lại bấp bênh và thường có xu hướng giảm, giá so sánh tương đối thấp so với các sản phẩm chế biến - chế tạo. Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hóa chất, sản phẩm chế tác cơ bản, máy móc thiết bị, chiếm trên 80% tổng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thứ tư, Việt Nam hầu như không có hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu Trung

Quốc, từ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Do đó, hàng hóa của Trung

Quốc bất kể chất lượng, phẩm cấp thế nào vẫn có thể nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc còn yêu cầu hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định để dễ kiểm soát (như hải sản chỉ được đi qua Móng Cái; cao su chỉ được đi qua Móng Cái, Lục Lầm; hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn).

Thứ năm, các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu rất rõ tâm lý người mua hàng Việt Nam.

Câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đã được các nhà kinh doanh Trung Quốc áp dụng rất thành công tại thị trường Việt Nam khi họ hiểu rất rõ từ thị trường đến cả tâm lý, văn hóa của người Việt Nam. Họ nắm bắt được những nhu cầu, những thay đổi của thị trường Việt Nam. Mặt hàng của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, phong phú, giá rẻ, chất lượng vừa phải trở nên phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt nói chung. Bởi tâm lý nhiều người Việt Nam vẫn thích sử dụng những mặt hàng mới, đẹp, giá cả phải chăng. Lấy một ví dụ năm 2000, mặt hàng xe máy của Trung Quốc đã chiếm một thị phần đáng kể trong thị trường xe máy Việt Nam thông qua kiểu dáng và giá cả hấp dẫn đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là đối với người Việt Nam ta khi mà thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp so với thế giới.

Một phần của tài liệu Nhập Siêu Trung Quốc (Trang 26 - 27)