Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn: Cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực việt nam trong hội nhập kinh tế potx (Trang 32 - 35)

I. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

1. Giải pháp vĩ mô

1.1- Nhóm chính sách vĩ mô về giải quyết việc làm

Chính sách đa dạng hoá việc làm và theo đó là đa dạng hoá các ngồn vốn và các chủ thể tạo việc làm

Nhà nớc không phải là nguồn và chủ thể duy nhất tạo việc làm, mà thực hiện

chính sách khuyến khích và hỗ trợ ( bằng khuôn khổ pháp lí tài chính, kinh nghiệm…) tất cả các thành phần kinh tế và mọi ngời dân cùng tạo việc làm cho ng-

ười lao động

Chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm nhà nước chủ động và tích cực

trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong đó ưu tiên

các nghành có tác dụng kích thích và lan toả tác động đến các thành phần kinh tế

khác tạo viêc làm và chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế, mọi người dân tự

tạo việc làm cho mình và cho mọi người.

Thông qua chính sách đầu tư, theo đó nhà nước trực tiếp đầu tư và có những

giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào những ngành lĩnh vực, vùng lãnh thổ… để tạo việc làm sẽ có ý nghĩa quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là cơ cấu việc làm theo ngành ( chuyển từ khu vực nông nghiệp sang phi

nông nghiệp) sao cho để đến năm 2010 lao động trong nông nghiệp chỉ còn 50%;

lao động trong công nghiệp và xây dựng đạt 23-24% lao đọng trong lĩnh vực dịch

vụ đạt 26-27%. Cơ cấu việc làm theo trình độ trang bị kĩ thuật( chuyển dịch từ lao động thủ công sanglao động cơ giớ hoá và tiến tới tự động hoá) và cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ (chủ yếu là chuyển từ lao động nông thôn sang lao động

thành thị)

1.2 - Giải pháp về cung lao động:

Cải thiện và nâng cao thể chất cho nguồn lao động trong tương lai.Đó là những người dưới 20 tuổi, trong đó tập trung vào nhóm từ 5-14 tuổi. Đây là là thế

hệ đang sống và sẽ bước vào tuổi lao động trong vai năm tới. Vì vậy các giải pháp tác động và quá trình phát triển và rèn luyện toàn diện cơ thể con ngời. Có những

giải pháp chuyên biệt để tăng cường và phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em trong

từng giai đoạn cụ thể

Duy trì các kết quả đạt đợc liên quan đến chơng trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, nhằm hạn chế tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp bách để có thể tiến tới

hội nhập khu vực và quốc tế. Nâng cao trình độ của những người dưới độ tuổi lao động mạnh bằng cách phát triển mạnh giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và học

phổ thông ở các miền, vùng của đất nước, nhất là vùng núi, trung du và hải đảo, đặc biệt con em nghèo thuộc chế độ chính sách bằng các loại hình thích hợp như

bán chú, dân tộc nội chú, lớp học tình thương, … thuộc các thành phần kinh tế nh

mở các trường, lớp dân lập, bán công, quốc lập.

Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo

Phát triển nhanh số lượng đội ngũ và nâng cao trình độ giáo viên, giảng viên -Tăng cường đội ngũ giáo viên các cấp tương ứng với phát triển quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các cấp

- Chuẩn hoá về trình độ và chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp giáo

dục phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực. Đến năm 2010 có ít nhất 50% gảng viên

cao đẳng đại học có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trở lên

- Cải tiến chế độ tiền lương cho giáo viên trên cơ sở đa dạng hoá các nguồn

trả lương. Tạo điều kiện sống và môi trờng nghiên cứu khoa học thuận lợi cho đội

ngũ giáo viên đầu ngành ở các cơ sở và ngành nghề trọng điểm. Đảm bảo thu

nhập và điều kiện sống cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo ở nông thôn và vùng nghèo

- Cải tiến chương trình và nội dung giảng dạy theo hớng hiện đại hoá, gắn với

nhu cầu thực tiễn và trang bị cho ngời lao động những kiến thức và kỹ năng cơ

bản và phương pháp học suốt đời. áp dụng rộng rãi tin học trong giảng dạy và học

tập . Đẩy mạnh việc giảng dạy tin học trong các trờng phổ thông.

1.3 - Các giải pháp về cầu lao động:

Lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp là một trong những uư tiên hang đầu h-

ướng về cầu lao động. Chiến lược phát triển sử dụng nhiều lao động, lựa chọn phát

tế truyền thống, lợi thế xuất khẩu của Việt Nam, là một hướng đi được đánh giá là hiệu quả và phù hợp.

Về công tác xuất khẩu lao động, trước tiên phải tạo được nhận thức đúng đắn

trong các cấp và toàn xã hội. vấn đề đào tạo cho ngời lao động trớc khi đi xuất

khẩu lao động là khâu quan trọng có tính chất quyết định để tổ chức mở rộng và giữ vững các thị trờng lao động quốc tế.

Các tổ chức giao dịch và việc làm cần có cơ chế để có thể hoạt động tích cực hơn , để người lao động và ngời sử dụng lao động có thể dễ dàng tiếp cận được với nhau,đặc biệt tại các nơi có mật độ dân cư cao và tỷ lệ người tìm việc lớn.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật kinh doanh, tạo môi trường

thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, vì đây là khu vực có khả năng tạo ra

nhiều việc làm . Đặc biệt là môi trường đầu tư ,chuyển giao công nghệ, hợp tác

quốc tế để phát triển một bộ phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ

hiện đại, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn

Tích cực tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bằng các giải pháp như tăng cường quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế hộ gia đình,kinh tế trang trại; phục hồi phát triển các làng nghề truyền thống.

Tiếp tục cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình

đẳng thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và tạo mở thêm việc làm cho người lao động. Phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước trong những

ngành sản xuất,dịch vụ quan trọng để tạo kênh thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật cao

Phát triển cơ sở hạ tầng (điện lưới,giao thông,chợ, hệ thống thông tin liên lạc ..) để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế di chuyển lao động trong thị trường lao động và tạo việc làm cho người lao động

Nâng cao hiệu quả đầu tư của các chương trình kinh tế xã hội, đầu tư có

trọng điểm để tạo mở được cầu lao động. Các chơng trình phát triển kinh tế xã hội

phải thực sự gắn với chương trình tạo việc làm cho người lao động tại các vùng lãnh thổ ,địa phương, khu vực thành thị và nông thôn

Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đẩy mạnh việc phân công lại lao động giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế.

Thúc đẩy phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch có ưu thế và tiềm năng, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng khắp đất nước.

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo có tính định hướng là giải pháp quan trọng.Tập trung đào tạo lao động có tay nghề, kỹ

thuật cho các khu công nghiệp và các ngành kinh tế mũi nhọn.Việc tạo động lực

khuyến khích người lao động, tham gia học tập ,thay đổi quan niệm về nghề

nghiệp cần được quan tâm hơn nữa.

Mở rộng thị trường lao động chuyên gia, thực hiện đa dạng hoá thị trường và các thành phần tham gia xuất khẩu lao động, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống

pháp lý cho việc xúc tiến mạnh thị trường lao động ngoài nước.

Tiếp tục cải tiến chính sách liên quan tới việc chuyển dịch lao động, sử dụng lao động như: tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách chế độ về lao động...Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thj trường lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn: Cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực việt nam trong hội nhập kinh tế potx (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)