2 CHƢƠNG : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠ
2.2.3.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
Chứng khoán có tính thanh khoản cũng là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,… Nếu một ngân hàng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn có thể sử dụng nguồn cung thanh khoản từ việc bán hoặc cầm cố loại tài sản này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Và đây cũng là một trong những công cụ tài chính mang đến khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Chỉ số này cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng cao, luôn được đáp ứng bởi các chứng khoán này. Điều này cũng đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm đi vì đầu tư vào lĩnh vực này mang lợi nhuận ít hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác như tín dụng.
Bảng 2.10. Hệ số H6 của BIDV năm 2011 – 2013.
(ĐVT: Tỷ đồng)
2013 2012 2011
Chứng khoán kinh doanh và
chứng khoán sẵn sàng để bán 68.072 48.965 31.684
Tổng tài sản có 548.386 484.785 405.755
Hệ số H6 (%) 12,41% 10,1% 7,81%
(Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên)
Biểu đồ 2.9. Hệ số H6 của BIDV giai đoạn 2011 - 2013
Theo kết quả tính toán cho thấy, Chỉ số H6 gia tăng đều từ năm 2011 là 7.81% đến năm 2013 là 12.41%. Chỉ số này tuy tăng nhưng không cao, cũng không ở mức thấp cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được đáp ứng bởi các chứng khoán này nhưng lợi nhuận của ngân hàng cũng không bị giảm đi.