Tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

2 CHƢƠNG : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠ

2.2.1.2Tình hình tài sản

Tài sản của ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Ngoài ra, phân tích tình hình tài sản của ngân hàng giúp các nhà quản trị có được những quyết định chính xác những chiến lược đầu tư trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng.

2013 2012 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn điều lệ 28.112 5,12% 23.012 4,75% 12.948 3,19%

Vốn huy động 416.726 75,99% 358.019 73,85% 282.896 69,72%

Nguồn vốn khác 103.548 18,89% 103.754 21,4% 109.911 27,09%

Bảng 2.3. Tình hình tài sản của BIDV năm 2011 – 2013 ĐVT: (tỷ đồng) 2013 2012 2011 2013 so với 2012 2012 so với 2011 Số tiền % Số tiền % Tiền m t 3.862 3.295 3.629 0.567 17.21 (0.334) (9.2)

Tiền gửi tại

các TCTD 60.491 70.698 64.820 (10.207) (14.44) 5.878 9.07 Cho vay 384.890 334.009 288.080 50.881 15.23 45.929 15.94 Tài sản cố định 5.202 4.229 3.641 0.973 23.01 0.588 16.15 Tài sản khác 93.941 72.554 45.585s 21.387 29.48 26.969 59.16 TÀI SẢN 548.386 484.785 405.755 63.601 13.12 79.03 19.48 ( ồ o o t ng n n n – 2013)

Tiền mặt v t ền g t T T Đây là phần tài sản chủ yếu phục vụ cho nhu

cầu thanh toán hàng ngày. Số lượng tiền dự trữ này thay đổi theo từng thời kỳ và theo chiến lược đầu tư của mỗi ngân hàng. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lợi gần bằng không. Nhưng ngược lại, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo nhu cầu thanh toán hằng ngày thì vấn đề về rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra khi có nhu cầu rút tiền hàng loạt hay những sự cố bất thường. Lượng tiền mặt thay đổi qua các năm; cụ thể năm 2011 là 3.629 tỷ đồng giảm xuống còn 3.295 tỷ đồng vào năm 2012, và tăng lên 3862 vào năm 2013. Tiền gửi tại các TCTD tăng cao vào năm 2012 là 70.698 tỷ đồng, tăng 5.878 tỷ đồng (tức 9.07%) so với năm 2011; đến năm 2013 giảm còn 60.491 tỷ đồng => BIDV cần dự trữ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng.

Tài sản cố định và tài sản khác: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong

thường xuyên của ngân hàng. Từ năm 2011 - 2013, tài sản cố định và tài sản khác tăng đều qua các năm là do ngoài nhu cầu nâng cao công nghệ, thiết bị, BIDV nâng cao cơ sở hạ tầng và mở thêm chi nhánh.

Cho vay: Đây là khoản mục biểu hiện kết quả của việc sử dụng nguồn vốn của

ngân hàng. Có thể nói là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là khoản mục rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,... Qua 3 năm, khoản mục cho vay trong nước liên tục tăng, từ 288.080 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 384.890 tỷ đồng (tức 33.61%) vào năm 2013. Chứng tỏ BIDV đã đưa nguồn vốn nhàn rỗi đến tay người có nhu cầu sử dụng vốn tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 48)