MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP:

Một phần của tài liệu trách nhiệm xã hội pot (Trang 30 - 34)

HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP:

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam. Đây cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.

Không dừng lại ở việc chấp hành và thực thi theo pháp luật mà phải hướng các doanh nghiệp đến việc tự giác và mong muốn được thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những mong muốn của Nhà nước, khách hàng và có thể là chính bản thân các doanh nghiệp. Vậy vấn đề đặt ra là những giải pháp cơ bản nào sẽ

giúp cụ thể hóa vấn đề nêu trên, sau đây chúng ta cùng tham khảo một số giải pháp từ các bên liên quan nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

1. Từ phía các cơ quan chức năng:

- Xây dựng và hoàn thiện các bộ luật, các quy tắc quy định rõ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng.

- Thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để các doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của họ, nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

- Xử phạt nghiêm minh các doanh nghiệp không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó khen thưởng các doanh nghiệp thực hiện tốt.

- Thành lập các giải thưởng trao cho những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nhằm tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp khác trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Có các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Ví dụ như các chính sách về thuế, vay vốn, thủ tục pháp lý…

- Các cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Như tư vấn, đào tạo các cán bộ nhằm thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội. Hỗ trợ về tài chính, nguồn nhân lực…trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Các cơ quan chức năng nên thành lập một cơ quan có chức năng quyền hạn trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Để có thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cũng như xử lý các doanh nghiệp không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

- Hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử…

2. Từ phía khách hàng của doanh nghiệp:

- Khuyến khích doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp tham gia các hoạt động mang tính chất công đồng như làm từ thiên, gây quỹ từ thiện. Bán hàng giảm giá hay hỗ trợ cho các khách hàng có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm tới một bộ phận khách hàng.

- Trở thành khách hàng thân thiết, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình.ghi nhận những thành quả và những việc làm có ích của doanh nghiệp. Đó cũng là động lực để doanhh nghiệp có thể sản xuất phát triển hiệu quả và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

- Mỗi doanh nghiệp thường có những phiếu tham khảo ý kiến khách hàng. Khách hàng hãy thẳng thắn góp ý hay tố cáo khi doanh nghiệp có hành vi sai phạm như trốn thuế, sản phẩm có chất lượng không tốt gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

- Tôn vinh những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Khách hàng sẽ ca ngợi hay bình chọn cho những doanh nghiệp có trách nhiệm với người tiêu dùng, với môi trường và các dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Biết làm hài lòng khách hàng và người tiêu dùng.

- Hãy là người tiêu dùng thông minh với những lựa chọn đúng đắn khi tiêu dùng.

- Thực hiện các bộ Luật và Quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc.

- Nhận thức được vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình.

- Đối với người lao động Công ty phải công khai quy chế trả lương, các khoản lương, các hệ thống khuyến khích, phúc lợi và tiền thưởng trên cơ sở quy định của luật.

- Cùng với điều đó, về phía người lao động, việc doanh nghiệp quan tâm chăm lo đời sống người lao động, và các vấn đề về pháp luật lao động sẽ tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện về thể lực và tinh thần. Bởi khi được làm việc trong điều kiện được đảm bảo về quyền lợi, chế độ, điều kiện và môi trường lao động thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.

- Mặt khác, việc thực hiện trách nhiệm xã hội luôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường và đóng góp xây dựng cho sựu phát triển chung của xã hội.

-

C. KẾT LUẬN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Đã qua rồi thời kì khi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay chiến lược cá biệt háo sản phẩm. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp. Người ta không nhắc tới Trách nhiệm xã hôi là “điều đúng đắn cần làm” mà còn là ‘điều khôn ngoan nên làm”.

Qua những dẫn chứng thực tiễn sinh động về Honda Việt Nam, Vinamilk và Vedan Việt Nam phần nào đã chứng minh cho chúng ta thấy việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội là một chiến lược khôn ngoan của các công ty. Vị thế của Honda và Vinamilk ngày càng nâng cao hay sự phục hồi sau vụ vi phạm của Vedan càng cho thấy người tiêu dùng chỉ tin bạn qua việc bạn thực hiện Trách nhiệm xã hội của mình như thế nào thông qua sản phẩm và tiêu chí hoạt động.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp muốn tham gia sân chơi lớn cần bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm nhận thức và áp dụng, Trách nhiệm xã hội sẽ chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp của bạn chiếm được ưa thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước cũng như thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài làm của nhóm chúng tôi dựa trên những tài liệu có sẵn và sự tìm kiếm thông tin bằng Internet, các tài liệu và trang Web chính mà chúng tôi tham khảo thông tin gồm có:

1. Tập bài giảng Bộ môn Quản trị học của Trường đại học Thương Mại. 2. google.com.vn 3. wikipedia.org 4. muonmau.vn 5. vtc.vn 6. vn.360plus.yahoo.com 7. massosurvey.com 8. tailieu.vn

9. Trang chính của các Doanh nghiệp nghiên cứu: vinamilk.com.vn, honda.com.vn và vedan.com.vn

Một phần của tài liệu trách nhiệm xã hội pot (Trang 30 - 34)