Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 48 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lƣơng là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự

nhiên là 368.81km2, số đơn vị hành chính là 16 trong đó có 14 xã và 02 thị trấn. Vị

trí của Huyện Phú Lƣơng nhƣ sau [16]:

- Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phía Tây: Giáp huyện Định Hoá.

- Phía Đông: Giáp huyện Đồng Hỷ.

- Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên .

Phú Lƣơng là nút giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn và về thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 38 km đƣờng quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Phú Lƣơng thuộc vùng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng.

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt [16]:

- Vùng phía Đông gồm 10 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8-15 m, đây là vùng nông nghiệp thấp xen kẽ với địa hình bằng.

- Phía Tây gồm 4 xã là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300 m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Lƣơng nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Chế độ thuỷ văn các nhánh của sông Cầu qua địa phận Phú Lƣơng phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mƣa và khả năng điều tiết của lƣu vực sông Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn [23].

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: đất đai của huyện gồm 3 loại chính: Đất Feralit màu đỏ vàng hoặc vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét; Đất Feralit phát triển trên sa thạch; Đất Feralit phát triển trên đá mác ma a xít.

- Tài nguyên nƣớc: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông lớn, trữ lƣợng nƣớc lớn, tập trung ở một số sông lớn nhƣ: sông Đu, sông Cầu và một số phụ lƣu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.

- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lƣợng lớn nhƣ: than mỡ ở xã Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, than đá ở xã Sơn Cẩm, quặng Titan ở xã Động Đạt, xã Phủ Lý, quặng sắt ở xã Phấn Mễ, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, ở xã Phú Đô, xã Yên Lạc… đây chính là điều kiện quan trong cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển [16].

3.1.1.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Phú Lƣơng có 16 xã và thị trấn gồm: thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và các xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc, Động Đạt, Ôn Lƣơng, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Ninh, Yên Trạch.

Mật độ dân số 285 ngƣời/km2

cao nhất là thị trấn Đu với 1873 ngƣời/km2, thấp

nhất là xã Yên Ninh với 134 ngƣời/km2. Phú Lƣơng có 9 dân tộc anh em cùng sinh

sống nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông… Điều đó, đã tạo nên ở Phú Lƣơng một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

Phú Lƣơng có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ sự tích núi Đuổm, căn cứ địa cách mạng tại xã Ôn Lƣơng,…, ngoài ra có chuyện cổ tích, chuyện thơ, phong phú hơn cả là kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đố… Dân ca các dân tộc với các làn điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣ hát sli, lƣợn...

Ngày hội truyền thống của các dân tộc mang tính bản địa rõ rệt nhƣ lễ hội đền Đuổm mùng 6 tháng giêng… Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng trong việc cƣới, việc tang, thờ cúng… ngày nay các dân tộc vẫn bảo tồn, phát huy những thuần phong mỹ tục, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới lành mạnh về văn hoá và tinh thần [17].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)