Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên đối tƣợng đất đất đồi núi.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Tại địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. + Về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ năm 2013 đến năm 2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng

- Khái quát chung về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

- Thực trạng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng - Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các nội dung của để tài đƣợc thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nƣớc, của huyện Phú Lƣơng và tỉnh Thái Nguyên để đƣa ra các kết luận. Nguồn tài liệu bao gồm:

2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đƣợc thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tại phòng TN &MT huyện Phú Lƣơng.

b, Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương

Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2013 trên địa huyện Phú Lƣơng tại phòng TN&MT huyện. Các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện từ khi áp dụng Luật Đất đai 2003 và đến nay khi có Luật Đất đai 2013 đƣợc thu thập tại VP đăng ký QDS đất, phòng TN&MT huyện.

2.3.2. Tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này đƣợc thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất. Các số liệu này đƣợc sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Cơ sở chọn mẫu điều tra:

Đề tài sẽ chọn 30 hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng để điều tra theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng dụng đất đồi núi ổn định trên địa bàn huyện. Điều này đảm bảo lƣợng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đối tƣợng sử dụng đất theo một mẫu câu hỏi đã đƣợc soạn thảo trƣớc. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi đƣợc soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho ngƣời bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tƣợng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phƣơng pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tƣơng đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng.

- Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phƣơng pháp này tất cả các giác quan của ngƣời phỏng vấn đều đƣợc sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin đƣợc ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

- Phƣơng pháp tính hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất + Chi phí trung gian = tổng các chi phí (Phân bón, giống…) + Giá trị sản xuất = tổng thu nhập

+ Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian + Hiệu suất đồng vốn = Giá trị tăng thêm : Chi phí trung gian

- Phƣơng pháp tính hiệu quả xã hội: Dựa vào tổng số ngày công lao động, hiệu suất đồng vốn và giá trị ngày công lao động.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phƣơng pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tƣơng quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…

- Phƣơng pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dƣới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Phú Lƣơng, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện Phú Lƣơng để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phƣơng pháp tổng hợp: Là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu

tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

- Phƣơng pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đất đai huyện Phú Lƣơng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lƣơng là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự

nhiên là 368.81km2, số đơn vị hành chính là 16 trong đó có 14 xã và 02 thị trấn. Vị

trí của Huyện Phú Lƣơng nhƣ sau [16]:

- Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phía Tây: Giáp huyện Định Hoá.

- Phía Đông: Giáp huyện Đồng Hỷ.

- Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên .

Phú Lƣơng là nút giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn và về thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 38 km đƣờng quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Phú Lƣơng thuộc vùng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng.

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt [16]:

- Vùng phía Đông gồm 10 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8-15 m, đây là vùng nông nghiệp thấp xen kẽ với địa hình bằng.

- Phía Tây gồm 4 xã là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300 m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Lƣơng nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Chế độ thuỷ văn các nhánh của sông Cầu qua địa phận Phú Lƣơng phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mƣa và khả năng điều tiết của lƣu vực sông Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn [23].

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: đất đai của huyện gồm 3 loại chính: Đất Feralit màu đỏ vàng hoặc vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét; Đất Feralit phát triển trên sa thạch; Đất Feralit phát triển trên đá mác ma a xít.

- Tài nguyên nƣớc: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông lớn, trữ lƣợng nƣớc lớn, tập trung ở một số sông lớn nhƣ: sông Đu, sông Cầu và một số phụ lƣu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.

- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lƣợng lớn nhƣ: than mỡ ở xã Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, than đá ở xã Sơn Cẩm, quặng Titan ở xã Động Đạt, xã Phủ Lý, quặng sắt ở xã Phấn Mễ, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, ở xã Phú Đô, xã Yên Lạc… đây chính là điều kiện quan trong cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển [16].

3.1.1.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Phú Lƣơng có 16 xã và thị trấn gồm: thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và các xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc, Động Đạt, Ôn Lƣơng, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Ninh, Yên Trạch.

Mật độ dân số 285 ngƣời/km2

cao nhất là thị trấn Đu với 1873 ngƣời/km2, thấp

nhất là xã Yên Ninh với 134 ngƣời/km2. Phú Lƣơng có 9 dân tộc anh em cùng sinh

sống nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông… Điều đó, đã tạo nên ở Phú Lƣơng một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

Phú Lƣơng có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ sự tích núi Đuổm, căn cứ địa cách mạng tại xã Ôn Lƣơng,…, ngoài ra có chuyện cổ tích, chuyện thơ, phong phú hơn cả là kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đố… Dân ca các dân tộc với các làn điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣ hát sli, lƣợn...

Ngày hội truyền thống của các dân tộc mang tính bản địa rõ rệt nhƣ lễ hội đền Đuổm mùng 6 tháng giêng… Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng trong việc cƣới, việc tang, thờ cúng… ngày nay các dân tộc vẫn bảo tồn, phát huy những thuần phong mỹ tục, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới lành mạnh về văn hoá và tinh thần [17].

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây nền kinh tế của huyện Phú Lƣơng đã tạo đƣợc phát triển khá. Chăn nuôi, trồng trọt đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập cho bà con nông dân. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, chiếm tỷ trọng 21-23% GDP. Hoạt động thƣơng mại dịch vụ đƣợc mở rộng tới tận các xã vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt đƣợc trong năm 2013 nhƣ sau[24]: - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP): 9%. (theo giá 1994)

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 85,9 tỷ đồng (113% kế hoạch). - Sản xuất nông - lâm nghiệp:

+ Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt: 39.896 tấn (101% kế hoạch). + Diện tích rừng trồng mới: 854,47 ha (131,5% kế hoạch).

+ Diện tích chè trồng mới, trồng lại: 85 ha (100% kế hoạch). - Thu ngân sách trên địa bàn: 23,67 tỷ đồng (137,8% kế hoạch) - Chi ngân sách trên địa bàn: 177,13 tỷ đồng, (154,1% kế hoạch) - GDP bình quân đầu ngƣời đạt 10,1 triệu đồng/ngƣời/năm.

3.1.2.2. Dân số và lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5% 3,29% 4,0% 8,05% 4,5% 54,2% 21,1%

Kinh Tày Nùng Sán Chày

Dao Sán Dìu Dân tộc khác

Hình 3.2. Cơ cấu dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013

Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013

STT Tên xã, thị trấn Diện tích (Km2) Số thôn (bản, tổ nhân dân) Dân số trung bình (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2) 1 Thị trấn Đu 2,13 6 3.987 1.873 2 Thị trấn Giang Tiên 3,81 8 3.480 913 3 Xã Sơn Cẩm 16,82 19 12.125 721 4 Xã Cổ Lũng 16,97 18 8.838 521 5 Xã Phấn Mễ 25,31 26 10.499 415 6 Xã Vô Tranh 18,38 25 8.238 448 7 Xã Tức Tranh 25,59 24 8.607 336 8 Xã Phú Đô 22,59 25 5.318 235 9 Xã Yên Lạc 42,88 23 6.843 160 10 Xã Động Đạt 39,89 23 10.000 251 11 Xã Ôn Lƣơng 17,24 10 3.118 181 12 Xã Phủ Lý 15,49 12 2.853 184 13 Xã Hợp Thành 8,99 10 2.493 277 14 Xã Yên Đổ 35,61 17 6.488 182 15 Xã Yên Ninh 47,19 16 6.345 134 16 Xã Yên Trạch 30,07 12 6.018 200 Tổng số 368,95 274 105.250 285

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, dân số thƣờng trú trên địa bàn huyện Phú Lƣơng là 105.250 ngƣời, trong đó ngƣời Kinh chiếm 54,2%, ngƣời Tày chiếm 21,1%, ngƣời Nùng 4,5%, ngƣời Sán Chày chiếm 8,05%, ngƣời Dao 4,04%, ngƣời Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác nhƣ Thái, Hoa, Mông. Tỷ lệ các dân tộc đƣợc thể hiện qua hình 3.2. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%. Mật độ dân số bình quân chung là 285 ngƣời/km2.. Số ngƣời đang trong độ tuổi lao động là 61.732 ngƣời, chiếm 60% tổng dân số toàn huyện. Lực lƣợng lao động xã hội chiếm 89,9%. Số hộ nghèo hiện còn 5.278 hộ nghèo, chiếm 19,6 % tổng số hộ của huyện. Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống đƣờng giao thông: Huyện có 38km đƣờng quốc lộ 3 đi qua, chạy dài theo chiều dài của Huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lƣu, trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm của huyện. Toàn huyện có 136km đƣờng liên xã và 448km đƣờng liên thôn, các tuyến đƣờng đã và đang đƣợc đầu tƣ, nâng cấp thành đƣờng nhựa và đƣờng bê tông hoá theo tiêu chuẩn đƣờng nông thôn cấp 6.

- Điện lƣới: huyện Phú Lƣơng có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh hoạt đạt 95%. Trong vài năm gần đây nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham gia tích cực vào chƣơng trình Nhà nƣớc và cùng làm để đầu tƣ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)