Sự hình thành, tái lập các quần thể mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học đa dạng sinh học (Trang 78 - 86)

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 5.1 Bảo tồn ở cấp quần thể và loà

5.1.4. Sự hình thành, tái lập các quần thể mớ

5.1.4.1. Các tiếp cận cơ bản

Thay vì chỉ quan sát thụ động sự tiến tới tuyệt chủng của các loài đang nguy cấp, nhiều nhà sinh học bảo tồn đã bắt đầu xây dựng các cách tiếp cận nhằm bảo vệ những loài này. Để có thể thực hiện một cách hiệu quả việc thiết lập quần thể mới chúng ta cần phải hiểu rõ những yếu tố gây nên sự suy giảm các quần thể hoang dã ban đầu và do vậy loại trừ được những yếu tố đó hoặc chí ít cũng kiểm soát được chúng. Ví dụ nếu một loài chim đặc hữu đã bị dân địa phương săn bắt ngoài tự nhiên đến mức sắp bị tuyệt chủng, các khu vực đẻ trứng của chúng thì bị hủy hoại do các hoạt động phát triển và trứng của chúng bị các loài ngoại lai ăn, thì tất cả những vấn đề nêu trên cần phải được đề cập đến trong chương trình tái lập quần thể. Nếu chỉ đơn thuần phóng thích các con chim được nuôi nhân tạo vào tự nhiên mà không trao đổi bàn bạc với người dân địa phương, về một sự thay đổi trong phương thức sử dụng đất, và việc kiểm soát các loài ngoại lai sẽ dẫn đến kết quả là sự quay trở lại của tình hình ban đầu “ném đá ao bèo”.

Có 3 cách tiếp cận cơ bản đã được sử dụng để thiết lập quần thể động thực vật mới.

Chương trình tái du nhập (reintroduction program): là cách thả những cá thể đã được nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt hay thả những cá thể thu thập ngoài tự nhiên vào khu vực cư trú cũ của chúng, nơi loài này đã lâu không còn xuất hiện nữa. Mục đích cơ bản của chương trình này là nhằm tái tạo một quần thể mới trong môi trường nguyên thủy của nó.

Chương trình mở rộng (augmentation program): là thả các cá thể vào một quần thể đang tồn tại để làm tăng kích thước vào quỹ gen của nó. Các cá thể được phóng thích này có thể là các cá thể hoang dã được bắt giữ ở một nơi nào đó hoặc chúng là những cá thể được nhân nuôi nhốt. Ví dụ diển hình cho cách tiếp cận này là những con đồi mồi mới nở được nuôi giữ trong những giai đoạn đầu của sự phát triển con non, dễ bị thương tổn rồi sau đó mới thả trở lại vào biển.

Chương trình du nhập (introduction program): trong đó các loài động thực vật được chuyển đến những khu vực nằm ngoài phạm vi phân bố của chúng với hy vọng rằng quần thể mới sẽ được hình thành. Cách tiếp cận như vậy có thể thích hợp khi môi trường nguyên thủy của loài đã bị hủy hoại tới mức loài không thể tiếp tục tồn tại ở đó, hoặc khi các yếu tố gây suy thoái ban đầu vẫn còn đó khiến cho việc tái du nhập không thể thực hiện được. Việc du

nhập một loài vào những địa điểm mới cần được suy tính cẩn thận để đảm bảo rằng loài này không gây hại tới hệ sinh thái mới và không gây hại tới các quần thể bản địa đang có nguy cơ tuyệt diệt. Cũng cần phải thận trọng để đảm bảo rằng các cá thể mới không mang theo những bệnh tật bị nhiễm trong thời kỳ nuôi nhốt vì điều đó có thể gây phát dịch và giết hại các quần thể hoang dã.

* Những điều cần lưu ý để có dự án thành công

Những động vật được trả lại thiên nhiên có thể đòi hỏi sự quan tâm và hổ trợ đặc biệt trong quá trình thả cũng như ngay sau khi được thả. Các con vật có thể vẫn được nuôi ăn và được che chở tại điểm thả trong một thời gian cho đến khi chúng có khả năng tự tồn tại, hoặc tại điểm thả, chúng lần lượt được thả ra rồi nhốt vào lồng cho đến khi chúng thích nghi được với các điều kiện của khu vực đó mới thôi. Có thể cần thêm những can thiệp nếu như các con vật có biểu hiện không thể tồn tại, đặc biệt trong thời kỳ hạn hán hay khan hiếm thức ăn.

Để các dự án tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức và tập tính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra. Ở ngoài tự nhiên, các động vật, đặc biệt là các loài thú và một số loài chim thường học hỏi lẫn nhau về môi trường của chúng và cách giao tiếp xã hội giữa các thành viên trong loài. Những động vật nuôi thường không có những kỷ năng cần thiết để tồn tại trong môi trường tự nhiên, chúng thiếu các kỷ năng giao tiếp xã hội cần thiết để tìm kiếm thức ăn, cảm nhận nguy hiểm, tìm bạn đời và nuôi con. Để vượt qua những trở ngại có tính xã hội này, những loài vật nuôi cần phải được huấn luyện trước khi thả chúng lại vào môi trường tự nhiên.

Mối giao tiếp xã hội là một trong những tập tính khó nhất mà con người phải dạy các loài chim thú nuôi bởi vì chúng ta còn hiểu biết rất ít về sự tinh tế của tập tính xã hội ở hầu hết các loài. Tuy nhiên, đã có một số thành công trong trong việc xã hội hóa các loài thú được nhân nuôi. Trong một số trường hợp, con người bắt chước vẻ bên ngoài và cử chỉ của các con vật hoang dã. Phương pháp này đặc biệt quan trọng khi phải tiếp xúc với các con non vì chúng cần phải biết cách nhận biết đồng loại chứ không phải là con người hay những loài nuôi dưỡng chúng. Trong một số trường hợp, những cá thể hoang dã cùng loài sẽ được dùng làm “hướng dẫn viên” cho các cá thể nuôi. Các con vượn bắt ngoài tự nhiên đã được nhốt chung với các vượn nuôi để chúng tạo nên các nhóm xã hội và sau đó chúng sẽ được

thả lại vào tự nhiên với hy vọng rằng vượn nuôi sẽ học hỏi cách sống từ từ vượn hoang dã.

Việc tái lập các quần thể mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sự khác biệt về cơ bản so với những nổ lực tái lập các quần thể động vật có xương sống trên cạn. Động vật thì có thể phát tán tới các địa điểm mới và chủ động tìm kiếm các vị trí có điều kiện thích hợp nhất đối với chúng. Trong trường hợp của thực vật thì hạt sẽ được phát tán tới các địa điểm mới nhờ gió, nước và động vật. Một khi hạt đã rơi xuống đất thì nó sẽ không chuyển dịch được nữa, kể cả khi vị trí mới thích hợp nhất cho nó chỉ vài ba centimet. Vị trí này đặc biệt quan trọng đối với sự sinh tồn của thực vật vì nếu điều kiện môi trường là quá nắng, hoặc quá nhiều bóng râm, quá khô hay quá ẩm ướt đều khiến cho hạt không nẩy mầm hoặc mầm sẽ chết. Sự nhiễu loạn do cháy có khi cũng là cần thiết để thiết lập quần thể giống cây con mới ở một số loài.

Nhìn chung, các loài thực vật hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt thường không tái lập được quần thể bằng cách gieo hạt tại các địa điểm có vẻ như phù hợp với chúng. Để tăng cơ hội thành công, các nhà thực vật học thường cho hạt nẩy mầm và chăm sóc cây con trong các điều kiện môi trường ổn định. Chỉ tới khi cây con đã qua giai đoạn yếu ớt chúng mới được cấy ra môi trường ngoài. Trong một số trường hợp khác, cây con được bứng từ quần thể hoang dã đang sinh sống (thường quần thể này hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt diệt hoặc việc lấy đi một tỷ lệ rất nhỏ sẽ không gây hại gì cho quần thể), rồi đem cấy vào một nơi khác thích hợp song chưa có quần thể cây này chiếm cứ.

5.1.4.2. Các chương trình tái lập quần thể và luật pháp

Các chương trình du nhập, tái du nhập, hay mở rộng sẽ ngày càng gia tăng trong những năm tới khi các cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học xảy ra thường xuyên do ngày càng nhiều các loài sinh vật bị tiêu diệt trong thiên nhiên. Nhiều dự án tái du nhập cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được các kế họach khôi phục chính thức do chính phủ đề ra thực hiện. Tuy nhiên, các chương trình tái lập quần thể cũng như các chương trình nghiên cứu chung về các loài có nguy cơ tuyệt chủng đang ngày càng chịu nhiều tác động của những sắc luật nhằm hạn chế bớt sự chiếm hữu cũng như sử dụng chúng. Nếu như các quan chức chính phủ thực thi các bộ luật này một cách cứng nhắc đối với các chương trình nghiên cứu khoa học vốn không phải là mục tiêu cơ bản của luật, thì công việc nghiên cứu bảo

vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng có thể sẽ bị hạn chế. Các thông tin khoa học mới là rất cần thiết để lập nên những dự án cũng như để đề xuất các nổ lực bảo tồn khác. Các nhà sinh học bảo tồn cần phải giải thích về những lợi ích của các chương trình của họ để các quan chức chính phủ cũng như quảng đại quần chúng có thể hiểu được, và họ cũng cần giải quyết được những vấn đề chính đáng của các người nêu trên. Các quan chức chính phủ, những người làm cản trở cho các dự án khoa học, có thể sẽ làm hại tới các sinh vật mà họ đang cố gắng bảo vệ. Tuy nhiên, mối nguy hiểm đối với các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do những nghiên cứu khoa học chậm trễ và do lập kế hoạch quá thận trọng là không đáng kể nếu so với sự suy thoái nhanh chóng của đa dạng sinh học trên thực tế mà nguyên nhân chính là do nơi cư trú bị hủy hoại, do ô nhiễm môi trường, và do khai thác quá mức.

5.1.5. Các cấp độ bảo tồn loài

Nhằm nêu bật tình trạng của một loài qui hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn như dưới đây; các loài thuộc cấp độ từ 2 đến 4 được coi là những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Các cấp độ này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ thông qua các cam kết quốc tế như Công ước CITES

• Đã tuyệt chủng (Extinct): là những loài (hay các đơn vị phân loại khác như phân loài hay chi) không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa. Những cuộc tìm kiếm tại những nơi trước đây vốn là quê hương sinh sống cũng như tại những nơi phân bố khác đều không phát hiện được chúng

• Đang nguy cấp (Endangered, đang có nguy cơ tuyệt chủng): là những loài có nhiều khả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này có cả những loài có số lượng cá thể bị giảm tới mức loài khó có thể tiếp tục tồn taị nếu như các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn.

• Dễ bị thương tổn (Vulnerable, có thể bị đe dọa tuyệt chủng): là những loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước tại khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của loài. Khả năng tồn tại lâu dài của những loài này là không chắc chắn.

• Hiếm (Rare): loài những loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bố trong giới hạn hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp. Mặc dù những loài này chưa phải đối mặt với những nguy hiểm tức thời song số lượng nhỏ khiến chúng trở thành những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

• Loài chưa hiểu biết đầy đủ (Insufficiently known): là những loài có thể thuộc một trong những cấp bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa xếp được vào một cấp độ cụ thể nào.

Trung tâm quan trắc Bảo tồn Thế giới (WCMC, World Conservation Monitoring Centre) đã sử dụng các cấp độ trên để đánh giá và mô tả những mối đe dọa đối với khoảng 60.000 loài thực vật và 2.000 loài động vật trong các cuốn sách đỏ do trung tâm này xuất bản.

Các cấp độ bảo tồn loài của IUCN và các cuốn sách đỏ của WCMC là bước đi đầu tiên rất cần thiết trong sự nghiệp bảo tồn các loài trên thế giới, song khi sử dụng hệ thống phân hạng này cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Ě Trước hết, cần phải nghiên cứu xác định kích thước quần thể và xu hướng biến động số lượng mỗi một loài khi đã đã đưa vào danh sách. Những nghiên cứu như vậy có thể sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.

Ě Thứ hai là một loài cần được nghiên cứu trên toàn bộ khu phân bố của nó, có thể là sẽ kéo theo những khó khăn trong khâu hậu cần.

Ě Thứ ba, các cấp này hầu hết là không phù hợp với các loài côn trùng nhiệt đới, là những loài chưa được hiểu biết nhiều về mặt định loại cũng như đặc tính sinh học, sinh thái học song lại đang bị đe dọa do rừng nhiệt đới đang bị triệt phá nghiêm trọng.

Ě Thứ tư là các loài thường bị xếp vào loại bị đe dọa tuyệt chủng kể cả khi người ta đã lâu không còn nhìn thấy chúng, với một giả định rằng nếu có một nghiên cứu kỹ càng sẽ tìm lại chúng.

Vấn đề quan trọng nhất trong hệ thống phân cấp của IUCN là những tiêu chí để xếp một loài vào một cấp độ nào đó còn rất chủ quan. Do ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức tham gia vào việc đánh giá và định mức nguy cấp cho các loài nên nhiều khả năng các loài sẽ bị xếp

hạng một cách tùy tiện. Để khắc phục tình trạng này, Mace và Lande (1991) đã đưa ra hệ thống phân loại ba cấp dựa trên xác suất bị tuyệt chủng:

Các loài đang nguy cấp trầm trọng (critical species): có 50% hay lớn hơn xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 5 năm hay 2 thế hệ

Các loài đang nguy cấp (endangered species): có 20 - 50% xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm hay 10 thế hệ

Các loài dễ bị thương tổn (vulnerable species): có 10 - 20% xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm.

5.1.6. Bảo tồn loài bằng pháp chế 5.1.6.1. Các bộ luật Quốc gia

Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Nhiều bộ luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài. Tại nước Mỹ, bộ luật cơ bản nhằm bảo vệ các loài là Luật năm 1973 về Các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bộ luật này là một hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo tuy rằng việc thực thi nó vẫn còn nhiều điều tranh cãi.

5.1.6.2. Các thoả thuận Quốc tế

Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thỏa thuận quốc tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau:

 Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới. Các hoạt động bảo tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thể thành công nếu nơi cư trú qua mùa đông của chim tại Châu Phi bị phá hủy.

 Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả là sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu

thương mại. Việc quản lý và kiểm soát buôn bán đòi hỏi phải cả trên lĩnh vực xuất và nhập khẩu.

 Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới cần phải sẵn sàng giúp đở các nước nghèo khó hơn nhưng đã tham gia thực hiện việc bảo tồn các

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học đa dạng sinh học (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)