ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN 4.1 Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đó
4.8. Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương Nguyên lý 1 Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời vớ
Nguyên lý 1. Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với
thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên. Người dân bản địa truyền thống thường góp phần quan trọng vào việc duy trì nhiều hệ sinh thái nhạy cảm trên trái đất thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên theo truyền thống và nền văn hoá dựa vào sự tôn trọng thiên nhiên. Do vậy, sẽ không có những xung đột gắn liền với mục tiêu của khu vực bảo tồn và sự hiện diện của những người bản địa truyền thống trong và ngoài phạm vi khu vực. Hơn nữa, họ sẽ nhận thấy sự đúng đắn và công bằng của các bên tham gia trong việc phát triển và thực thi các chiến lược bảo tồn ảnh hưởng đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ và đặc biệt trong việc thiết lập và quản lý các khu bảo vệ.
Nguyên lý 2. Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các
cơ quan quản lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân bản địa truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên
khác của họ. Đồng thời, các thoả thuận như thế cũng sẽ thừa nhận trách nhiệm của dân bản địa họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, tính thống nhất sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa trong các khu bảo vệ đó.
Nguyên lý 3. Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự
minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung đi đôi với lợi ích hai bên của khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống.
Nguyên lý 4. Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và
công bằng các lợi ích với khu bảo tồn dựa vào sự công nhận các quyền hạn của các đối tác hợp pháp.
Nguyên lý 5. Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong mối
liên hệ với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất, lãnh thổ, nguồn nước, vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sở hữu hay sử dụng vượt qua biên giới nhiều quốc gia.
5.2.5. Một số nghiên cứu điển hình
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng đối với sự sống còn của các cộng đồng bản địa truyền thống. Trong vòng 15 năm qua, các cộng đồng truyền thống là những người đóng vai trò quan trọng trong việc sở hữu và quản lý các vùng cảnh quan tương đối ít bị xáo động. IUCN 2000 đã nêu ra 11 nghiên cứu điển hình được trình bày sau đây để minh hoạ các kinh nghiệm trên thế giới trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh thổ của các cộng đồng bản địa. Đó là:
• Vườn Quốc gia Kaa -Iya del Gran Chaco (KIGC, Bolivia)
• Khu bảo tồn sinh học biển Cayos Miskitos và Fraja Costera (RBMCM, Nicaragua)
• Vườn Quốc gia Sarstoon-Tomash (SINP, Belize)
• Vườn Quốc gia Wood Buffalo (WBNP, Canada)
• Khu bảo vệ Lapponian (LAPP, Thuỵ Điển)
• Vườn Quốc gia Sagarmatha (SNP, Nepal)
• Vườn Quốc gia Doi Inthanon (DINP, Thailand)
• Khu bảo tồn thiên nhiên Xishuangbanna (XNR, Trung Quốc)
• Khu dự trữ tài nguyên Kytalyk (KRR, Nga)
• Vườn Quốc gia Kakadu (KNP, Úc)
Các nghiên cứu điển hình này được chọn sau khi xem xét các thông tin về mối tương tác giữa cộng đồng bản địa và vườn quốc gia hay chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý khu bảo vệ trong mỗi quốc gia. Hầu hết các trường hợp được đưa ra ở đây đều có sự hợp tác quản lý, hay ở những nơi mà luật pháp hay các cơ chế chính thức được thiết lập để xúc tiến việc cùng quản lý. Tuy vậy, một ít trong các trường hợp mô tả tình trạng mà ở đấy mối liên hệ giữa cộng đồng truyền thống và nhà chức trách bảo tồn không được suông sẻ với những tác động tiêu cực trong việc thực hiện bảo tồn.
5.2.5.1. Các đặc điểm chung
Các điểm được chọn rất đa dạng về nơi ở, từ các vùng ven viển và biển đến các vùng núi cao 5.000 m, từ vùng bắc cực đến môi trường nhiệt đới. Tổng diện tích các địa điểm 151.010 km2, trong đó lớn nhất là WBNP với 44.800 km2 và nhỏ nhất là SMNP 136 km2.
Tất cả các địa điểm đều có độ đa dạng cao và quan trọng về mặt sinh thái với khu hệ động vật, thực vật cần bảo tồn như hổ, báo tuyết, cáo Simen, các loài rùa biển, nhiều loài chim và cá. Một số điểm là bãi đẻ của các loài hoang dã hay bán hoang dã có giá trị kinh tế như tuần lộc, bò bison, tôm sú, tôm hùm. Mục tiêu bảo vệ của các địa điểm này cũng khác nhau, từ các khu bảo vệ nghiêm ngặt (hạng I, II, III theo IUCN) đến các khu bảo tồn ở các mức độ sử dụng bền vững cho phép (hạng IV đến VI theo IUCN). Tuổi của các khu này cũng khác, được thành lập từ rất sớm như LAPP năm 1909 hay trẻ nhất là KIGC được hình thành năm 1995.
Có hơn 32 cộng đồng truyền thống cùng với các nhóm dân thiểu số sống trong hay gần khu bảo vệ. Tổng số người cư ngụ (bao gồm cả nhân
viên bảo vệ) thay đổi từ không đến 25.000 (RBMCM). Mật độ dân số thay đổi từ 0,3 người/km2 đến 73,5 người/km2.
Tất cả các điểm bảo vệ trong các nghiên cứu điển hình đều cho phép dân bản địa truyền thống sử dụng bền vững tài nguyên ở các mức độ khác nhau. Săn bắt và đánh cá là hoạt động thường gặp, ngoài ra ở đây còn có trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Du lịch cho đến nay là hoạt động kinh tế nổi bật trong SNP và quan trong trong các địa điểm khác, săn bắt tôm hùm cũng là hoạt động kinh tế nổi trội ở RBMCM.
5.2.5.2. Các hoạt động liên quan đến quản lý
Các tiếp cận quản lý trong các nghiên cứu điển hình gồm 3 loại:
Đồng quản lý không hạn chế: có sự tham gia toàn diện của cộng đồng truyền thống trong các chương trình quản lý thuộc các địa điểm KIGC, RBMCM, KRR và KNP. Sự tham gia bao gồm tất cả mọi mặt của tiến trình quản lý bao gồm kế hoạch và thực hiện các qui hoạch và hoạt động quản lý. Đặc biệt dân bản địa truyền thống trở thành bộ phận trong hội đồng quản lý hay các tổ chức tương tự. Thường là các thành viên của cộng đồng địa phương có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý đặc thù.
Đồng quản lý có hạn chế: cộng đồng truyền thống tham gia có giới hạn trong hoạt động quản lý (WBNP, LAPP và SNP). Trong trường hợp này, vấn đề hợp tác quản lý giới hạn trong một số hoạt động như nuôi Tuần Lộc ở LAPP, quản lý các đàn bò hoang Bison (WBNP) và du lịch (SNP). Trong XNR, sự tham gia của cộng đồng truyền thống trong qui hoạch và quản lý khu bảo vệ phụ thuộc vào việc dàn xếp của nhân viên trong khu bảo vệ và cộng đồng địa phương. Tuy vậy, không có luật lệ hay các cơ chế hợp pháp để bảo đảm cho điều đó, tiếp tục đươc hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của nhân viên quản lý.
Không có sự tham gia quản lý: đây là tiếp cận ưu thế ở SMNP và DINP. Hầu hết các quyết định quản lý đươc đưa ra bởi các nhà cầm quyền trong khu bảo vệ ở văn phòng trung tâm, nằm ở thủ đô.
5.2.5.3. Các xung đột chính
Quyền sở hữu đất và biển trong khu bảo tồn là nhân tố tạo ra hầu hết các khó khăn giữa cộng đồng bản địa và cơ quan bảo vệ. Ngay cả ở
những trường hợp mà ở đó có sự hiểu biết và liên lạc giữa hai bên (ví dụ như ở KIBC, RBMCM và KNP) thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Trong RBMCM một bộ luật về quyền sở hữu đất đai của dân bản địa truyền thống sắp sửa được quốc hội Nicaragua thông qua. Tình trạng sở hữu đất còn khó giải quyết hơn ở những nơi có mật độ dân số đông và khu bảo vệ là nơi nhận dòng người di cư từ các vùng lân cận do chiến tranh, hỗn loạn hay do nguồn tài nguyên đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Khai thác các nguồn tài nguyên đất và biển là nhân tố quan trọng thứ hai phát sinh xung đột giữa cộng đồng bản địa và cơ quan bảo vệ. Vấn đề này đã được giải quyết trong một số khu vực, đặc biệt trong những nơi mà cộng đồng địa phương được yêu cầu để thực hiện vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực hiện các hoạt động quản lý đặc thù. Trong XNR, vấn đề này đã được giải quyết một phần nhờ quyết định của chính quyền quản lý cho phép dân bản địa truyền thống tiến hành một số hoạt động sử dụng tài nguyên trong khu bảo vệ như hái nhặt các loại cây thuốc. Ngược lại, việc sử dụng tài nguyên của một số nhóm người bản địa vẫn còn xem là không chấp nhận và có những tác động tiêu cực cho việc bảo tồn lâu dài các nguồn tài nguyên trong khu bảo vệ như ở SMNP và DINP.
Một nguồn xung đột khác là sự nhượng đất cho các công ty thương mại để khai thác tài nguyên đất và biển (dầu khí, rừng, tôm cá,...) trong khu bảo vệ hay khu vực chung quanh khu bảo vệ. Trong KNP, vị trí của khu vực hợp đồng khai thác khoáng sản gây ra những cuộc tranh cãi về vị trí của nó nằm trong Di sản Thế giới. Trong RBMBM, chính quyền địa phương đã thất bại trong việc kiểm soát việc khai thác các nguồn tài nguyên biển do các công ty thương mại trong khu bảo tồn và việc chặt phá các khu rừng bao quanh nó gây ra những thiệt hại cho cộng đồng bản địa.
5.2.5.4. Các bài học rút ra và các thách thức
1. Ở những nơi mà cộng đồng bản địa tham gia quản lý từ những giai đoạn đầu của việc qui hoạch thì ở đó có những lợi ích cho cả cộng đồng bản địa và chính quyền quản lý.
2. Cộng đồng bản địa tham gia càng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh của quản lý thì càng ít khả năng nảy sinh xung đột
3. Ở những khu vực có một số loại hình cùng quản lý, thì thách thức là làm thế nào để cũng cố và mở rộng cơ chế hợp tác. Ở những nơi
mà cộng đồng truyền thống chưa có sự tham gia thì thách thức là làm thế nào để có được điều đó.
Cộng đồng truyền thống đang có những mối tương tác tích cực với các khu bảo vệ trong toàn thế giới. Các trường hợp điển hình được trình bày chỉ là những ví dụ nhỏ về các mối tương tác đó, mô tả hiện trạng đang xảy ra trong các môi trường khác nhau từ biển cho đến các vùng núi cao trên mặt đất. Các nghiên cứu điển hình này liên quan đến phong tục, tập quán và việc sử dụng khác nhau của các cộng đồng bản địa truyền thống, hầu hết các cộng đồng cùng phát triển trong sự hài hoà với môi trường tự nhiên.
Chương 5.
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC5.1. Bảo tồn ở cấp quần thể và loài