Việc hoàn thiện và phát triển thị trườngchứng khoán Việt Nam là điều

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua docx (Trang 33 - 42)

III. Một số thành tựu đạt được 14 Chương III: Một số nhận xột về TTCKVN

2) Việc hoàn thiện và phát triển thị trườngchứng khoán Việt Nam là điều

kiện

cho sự phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức độ cao, nhưng đang trong tình trạng thiếu vốn gay gắt. Vốn trong nước huy động đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế đang có xu hướng chựng lại. Vốn nước ngoài do ảnh hưởng của cuộcc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại các nước trong khu vực nên các nhà đầu tư còn đang do dự. Trước tình hình đó thì việc hoàn thiện và phát triển của thị trường chứng khoán sẽ giúp ta có được môt công cụ sắc bén để phát huy tối đa nội lực đồng thời cũng là công cụ giúp ta nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế nhất là trong giai đoạn khu vực hoá, toàn cầu hoánền kinh tế. Thị

trường chứng khoán thực chất chỉ là địa điểm giao lưu giữa những người có vốn và những người cần vốn. Nhưng đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện thị trường chứng khoán sẽ giúp Nhà nước và các doanh

nghiệp qua đó huy động vốn lớn cho các công trình trọng điểm, cho những

nghành nghề đang có nhu cầu phát triển nhưng thiếu vốn.

Đối với các nước đang phát triển như nước ta nếu chỉ dựa vào nội lực không thể đủ mà phải thông qua hoạt động hợp tác quốc tế để thu hút thêm ngoại lực.

Một hình thức thu hút ngoại lực hết sức quan trọng mà lâu nay ta chưa sử dụng là bán cổ phần của các doanh nghiệp trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên để các nhà đầu tư nước ngoài không thể chi

phối hoạt động của các doanh nghiệp trong nước , nhà nước phải số cổ tối đa của mỗi doanh nghiệp có thể bán ra cho người nước ngoài. Hình thức thu hút vốn này hiện nay đang được triển khai mạnh mẽ bởi chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được thực hiện mạnh và nhất là thị trường chứng khoán đã ra đời và đi vầo hoạt động tháng 7 năm 2000.

Qua đây có thể thấy , việc củng cố và phát triển thị trường chứng khoán là bước đi tất yếu của nền kinh tế thị trường nước ta. Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta cần phải củng cố và hoàn thiện thị trường chứng khoán như thế nào để

CHƯƠNG II: Thực trạng của nền kinh tế VIệT NAM trong thời gian qua

I/ Những thời cơ và thuận lợi:

Chúng ta có hệ thống chính trị ổn định. Sau nhiều năm đổi mới Việt nam

đã đạt được những thành tựu quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước. Nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tốc độ tăng

trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân từ 6 % đến 7%/năm trong nhiều năm qua và của 6 tháng đầu năm 2000 là 6,2%.Tốc độ tăng trưởng công nghiệp là 14,3% cao hơn so với ccùng kỳ năm trước. Ngoại thương phát triển khá

mạnh với kim nghạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD tăng 28,5% so với cùng kỳ năm

1999. Bên cạnh đó là sự ra đời của hơn 5000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là trên 4000 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế Việt Nam và được các nhà tài trợ đánh giá cao. Đồng thời đây cũng là tiền đề quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán, tạo ra sức hút mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay mức sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội được cải thiện và gia tăng rõ rệt, nhân dân cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng vững tin hơn.

Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng trong những năm cải cách và đổi mới đã ra đời và phát triển các ngân hàng thương mại các tổ chức bảo hiểm và các định chế tài chính khác. Từ đây đã tạo nên và thúc đẩy tính hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với khu vực này đồng thời lãi xuất cho vay cũng ngày một giảm. Đây là các nhân tố và điều kiện quan trọng đối với sự phát

triển thị trường tài chính nói chung và là tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán nói riêng.

Chính sách đa dạng hoá các hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đang giải phóng mọi năng lực trong hoạt động sản xuất kinh

doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển sản xuất và thị trường vốn. Chính phủ cũng đã thành lập ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương với công trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước . Sự thành công của nó có ý nghĩa

vô cùng to lớn đối với việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. cho đến nay chúng ta đã thực hiện cổ phần hoá thành công hơn 600 doanh nghiệp trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.

Hệ thống pháp luật ở nước ta không ngừng được bổ xung và ngày càng hoàn thiện. Điều này đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán được đánh dấu thông qua việc cổ phần đã ban hành các văn bản pháp luật quan trọgn trong đó là Nghị định số 75/CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Nghị định số 48/1998/NĐ/CP ngày 11- 7 - 1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán ...Đây là những cơ sở pháp lý căn bản, quan trọng nhất đối với quá trình xây dựng

Chế độ kế toấn doanh nghiệp mới sửa đổi ban hành được áp dụng thực hiện

trên thực tế đã gần gũi hơn với những chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó hệ thống

kiểm toán nhà nước và phi nhà nước, kiểm toán nước ngoài đã đượcc hình thành và phát triển. Đây cũng là một trong những mắt xích và đầu mối quan trọng không thể thiếu được trong qua trình hình thành và phát triển thị trường chứng

khoán.

Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thông tin ở nước ta đang đà phát triển mạnh. Chiến lược tăng tốc của nghành bưu điện đã và đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp và là điều kiện hỗ trợ quan trọng để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Có thể nói trình độ của nghành tin học Việt Nam cho đến nay đã đủ khẩ nănng tham gia vào việc xây dựng cấc chương trình của hêj thống giao dịch điện tử của thị trường chứng khoán.

Một số thuận lợi rất quan trọng khác đó là Việt Nam là nước phát triển sau nên có thể tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước. Nhờ chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập với bên ngoài làm cho kinh tế trong nước cũng như kinh tế đối ngoại ngày càng thu được nhiều thành quả rất đáng phấn khởi.Bên cạnh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả cuả các quốc gia,các tổ chức quốc tế. Yếu tố này đã có tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán của nước ta.

II/ Những khó khăn và thách thức:

Đã nói đến thị trường hàng hoá đến giao dịch trên thị trường đó,trên thực tế hàng hóa của thị trường chứng khoấn Việt Nam rất nghèo nàn cả về số lượngvà chủng loại, những công ty cổ phần đủ tiêu chuẩn niêm yết tại thị trường giao dịch

chứng khoán còn rất hạn chế.

Hiện nay ở nước ta có 43 công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên thị

trường chứng khoán. nếu so với tổng số công ty cổ phần hiện có là khoảng 630 thì con số này quả là khá khiêm tốn. Trong số các công ty cổ phần đó thì mới có 6 công ty tham gia niêm yết tại thị trường giao dịch chứng khoán.

Hệ thống kiêm toán của nước ta tuy đã được hình thành và phát triển từng bước nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đưọc nhu cầu của thị trường chứng khoán kể cả về số lượng và chất lượng đặcc biệt khi quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán đang được mở rộng. Tính đến thời điểm này nước ta có khoảng 20000 doanh nghiệp nếu chỉ cần 1/10 số doanh nghiệp này đăng ký và phát hành chứng khoán và đều cần đến kiểm toán thì với khả năng hiện tại của nghành kiểm toán sẽ mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc này. ngoài ra còn phải nói đến chất lượng của công việc kiểm toán đặc biệt là trên thực tế việc

thực thi còn có rất nhiều vấn đề cần xem xét lại.

Việt Nam là một trong số nước có bình quân thu nhập đầu người thấp nhất thế

giới. Do đó khi thực hiện cổ phần hoá và bán cổ phần ra công chúng với số lượng lớn không phải là việc dễ dạng bởi tích luỹ trong dân không nhiều. Tập quán thanh toán bằng tiền mạt vẫn là phổ biến trong dân chúng thậm chí với cả các doanh nghiệp. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng hiệu quả chưa cạ đổ vỡ cuả

một số ngân hàng thương mại một số quỹ tiết kiệm đã làm giảm lòng tin trong dân chúng. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình hình và phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta.

Đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một vấn đề hết sức khó khăn . Chủ yếu cán bộ

quản lý điều hành thị trường chứng khoán còn non trẻ thiếu cả về số lượng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn .Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực ,có kinh nghiệm đầy đủ cả về số lượng và chất lượng vào thời điểm hiện tại vẫn

còn là một thách thức lớn đối với nghành chứng khoán.

Qua thực tế cho thấy , hiện nay hầu hết những người bỏ vốn mua cổ phần cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá thường thiếu thông tin về các tổ chức phát hành họ chỉ căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài , lời đồn đại và cảm tính về uy tín và khả năng sinh lời của doanh nghiệp . Rất nhiều người không biết việc đầu tư như thế là thiếu cơ sở khoa học ,không có căn cứ dễ dẫn tới rủi ro . Vừa rồi chúng ta đã tiến hành điều tra trên địa bàn HN với 800 mẫu điều tra thì thấy đại bộ phận dân chúng đều ở trong tình trạng hiểu biết mơ hồ về thị

trường chứng khoán . Họ đều muốn đồng vốn bỏ ra an toàn và có thu nhập ổn định ,có tâm lý sợ rủi ro và vẫn quen gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng

khoán v.v.

Hệ thống trung gian tài chính với tư cách là hoạt chất bôi trơn hoạt động của thị trường chứng khoán ,đang được đánh giá là vừa thiếu ,vừa yếu .Tại thời điểm này chỉ mới có 6 công ty chứng khoán hoạt động trên một phạm vi hẹp ,chủ yếu là địa bàn Hà Nội và TPHCM mà nhu cầu của các nhà đầu tư đã không được đáp ứng đầy đủ vậy không biết nếu số lượng công ty cổ phần tăng nhanh và đều cần đến công ty chứng khoán thì những công ty này sẽ giải quyết như thế nào ? Hiện nay một biện pháp đang được thực hiện để giải quyết vấn đề này là tăng số lượng các công ty chứng khoán .Nhưng chính biện pháp này đã làm phát sinh mâu thuẫn mới .Đó là trong bối cảnh hàng hoá của thị trường còn quá nghèo nàn việc mở thêm các công ty chứng khoán càng gây thêm khó khăn bởi các khoản

phí thu từ hoạt động giao dịch là quá nhỏ bé thậm chí có phiên chỉ thu được 20000 đồng . Bình quân giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán đạt khoảng 1tỷ đồng /phiên .Như vậy tổngphí giao dịch mà các công ty chứng khoán được

phép thu theo quy định của UBCKNN là 8tr đồng .Rõ ràng với tình hình hoạt động như hiện nay của thị trường chứng khoán thì chỉ một công ty hoạt động cũng không thể hoà vốn .

Thực tế hoạt động của thị trường chứng khoán đã làm phát sinh thêm một khó khăn nữa ,đó là quy mô của hệ thông lưu ký hiện nay quá nhỏ bé không thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư khu vực xa .Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng thêm các trung tâm lưu ký .Tuy nhiên việc này không

hề đơn giản ,theo các chuyên gia đi liền với việc mở rộng hê thông lưu ký cần phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin hiện đại .Điều này đòi hỏi một khoản chi

phí không nhỏ khó có thể đáp ứng đựợc trong điều kiện hiện nay .

Với mục tiêu đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn ,công

động của thị trường ,UBCKNN đã sử dụng cả hai biện pháp :Hành chính và

kinh tế.

Biện pháp quản lý hành chính đầu tiên đã được áp dụng ngay tại phiên giao

dịch đầu tiên bằng cách công bố mức giá trần cho cả cổ phiếu REE và SAM lúc 8h 45' ngày 28/7/2000 chỉ 15' trước khi TTGDCK mở cửa . Biện pháp tình thế này ,xét về mặt quản lý nhằm mục đích định hướng thị trường ,đồng thời giúp nhà đầu tư có giá để tham chiếu và đưa ra quyết định hợp lý .Tuy nhiên việc

định giá trần của UBCKNN là hành động mang tính chủ quan do đó đánh giá không đúng giá trị của cổ phiếu côg ty niêm yết và hệ quả là sự vắng mặt một thời gian dài trên sàn giao dịch của cổ phiếu TMS.

Biện pháp hành chính kế tiếp được thực hiện trong phiên giao dịch thứ 2 qua việc sửa đổi biên độ dao động giá từ 5% theo quy chế xuống còn 2%.Việc làm này nhằm mục đích tránh biến động lớn cho thị trường trong tình hình có sự sự khác biệt quá lớn giữa cung và cầu chứng khoán .Tuy nhiên liệu pháp này đã làm cho thị trường thiếu đi tính hấp dẫn ,sôi động , sự háo hức ban đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong buổi đầu sơ khai .

III/ Một số thành tựu đạt được :

Nhờ sự nỗ lực của nghành chứng khoán và các ban nghành có liên quan

trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM đã ra đời ngày 20/7/2000 và chính thức đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 . Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của nền kinh tế Việt

Nam . Đây chính là công cụ ,là phương tiện giúp cho nền kinh tế nước ta có thể giao lưu ,hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới . Mặc dù trong phiên giao dịch đầu tiên chỉ có sự tham gia của hai loại cổ phiếu REE và SAM với tổng giá trị giao dịch là 70.4 tr đồng ,một con số hết sức khiêm tốn .Nhưng nó đã được đánh giá là một sự khởi đầu thành công tốt đẹp .

Tuy trung tâm giao dịch chứng khoán VN hoạt động chưa được bao lâu nhưng nó đã phần nào khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế VN .Cụ thể là chỉ sau đúng 5 tháng đi vào hoạt động con số 2 thành viên và 70.4 triệu đã được tăng lên 6 thành viên và trên 5 tỷ đồng tổng giá trị giao dịch trong một phiên . Như vậy ,có thể kết luận hoạt động của thị trường chứng khoán đã và

đang thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế giúp cho nền kinh tế nước nhà vươn

CHƯƠNG III: Một số nhân xét về TTCKVN

Hiện nay, tâm lý phổ biến của giới kinh doanh liên quan đến hoạt động

chứng khoán có thể được tóm gọn trong hai chữ "Chờ thời ".Điều này không riêng gì với các công ty chứng khoán ,các công ty đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường ,nhà đầu tư mà ngay cả với các công ty cổ phần đã có đủ hoặc gần đủ điều

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua docx (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)