III. Một số thành tựu đạt được 14 Chương III: Một số nhận xột về TTCKVN
1) Hiện tượng đói vốn đạng ngày càng gay gắt :
Tính đến hết năm 2000, nước ta đã thực hiện xong ba lần kế hoạch 5 năm:
Lần 1 từ 1986 đến1990 Lần 2 từ 1991 đến 1995 Lần 3 từ 1996 đến 2000
Và chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển
kinh tế. Cụ thể là hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ do đại hội VII đề ra, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, kiểm soát được phần nào tình trạng lạm phát, tăng thu nhập bình quân trên đầu người, cải thiện đời sống nhân dân v.v. đã và đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy
nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trong tình trạng chậm phát triển do một số
nguyên nhân:
- Việc đổi mới cơ chế quản lý tuy đã bỏ ra những công sức nhứng còn nhiều bất
cập. Ví dụ ngay như việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp. Nhà nước có chính sách cổ phần hoá từ 1992 nhưng cho tới 6 năm sau số doanh nghiệp đã cổ phần hoá mới chỉ đạt con số 29 doanh nghiệp mà chủ yếu doanh nghiệp làm ăn
không có hiệu quả.
- Doanh nghiệp nhà nước thiếu vốn kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển chậm lại do thiếu nguồn đầu tư trong khi tỷ lệ tiết kiệm nội địa của tư nhân tăng vọt từ 7,4% năm 90 lên 14,6% năm 1993 và ổn định ở khoảng 12% cho đến nay. Theo ước tính của một số nhà kinh tế thì nguồn lực tồn trữ này có
thể lên tới 7 đến 10 tỷ USD.
- Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư , số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký trong những năm gần đây bị chựng lại do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư. Nhiều liên doanh công bố kết quả kinh doanh thua lỗ như hầu hết các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều lỗ do hàng sản xuất ra không bán được v.v.
Nói tóm lại nền kinh tế Việt Nam hiện ở trong tình trạng thiếu vốn trầm
trọng mặc dù nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp khắc phục.