Bướm trắng là một tiểu thuyết tâm lý. Tác phẩm đã có những hướng đi
mới, thể hiện sự cách tân của tiểu thuyết. Câu chuyện không cần kết thúc có hậu, mạch truyện không cần phát triển theo trình tự thời gian tự nhiên mà theo sự diễn biến của tâm lý, nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết tâm lý tập trung cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lý, vào thế giới bên trong thầm kín của con người. Ở đây cảm hứng chủ đạo của nhà văn là khám phá, phân tích tâm lý nhân vật [6;231].
Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [10;108]. Hiện tượng này thấy xuất hiện rất sớm trong văn học thế giới. Trong tiểu thuyết cổ điển người ta hay nhắc đến kiểu độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của L.tonxtoi. Ở đây sự diễn tả tâm lý của nhân vật không có sự can thiệp của tác giả, đồng thời phản ánh được cả trạng thái vô thức và ý thức. Đặc biệt là độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết dòng ý thức. “Khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lại” [10;93]
Nói cách khác, độc thoại nội tâm là một sự phân tâm của nhân vật. Nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về bản thân, về thế giới xung quanh, do đó góp phần thể hiện phần sâu kín nhất của tâm hồn của tính cách con người. và vì vậy, độc thoại nội tâm có vai trò quan trọng trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.
Biện pháp nghệ thuật này được nhiều nhà văn trong văn xuôi lãng mạn sử dụng “giống như chiếc chìa khoá hữu dụng trong việc miêu tả, tái hiện các tầng bậc, chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn con người. Trong nhiều tác phẩm, biện pháp độc thoại nội tâm với dòng liên tưởng, suy ngẫm… đã đưa nhân vật trở về quá khứ với những kỉ niệm, hồi ức hay những dự định, hoài bão về một tương lai tốt đẹp, hoặc hoài bão, khát vọng sống ý nghĩa. Và ngược lại, nó cũng giúp tác giả phản ánh được đầy đủ và chân thực nhất hiện thực cuộc sống bất hạnh, nỗi đau, sự cô đơn, chán chường… qua những rung cảm, cảm giác, cảm xúc cụ thể. Cũng nhờ độc thoại nội tâm, quá trình vận động tâm lí với những biến chuyển phức tạp của các trạng thái tình cảm của nhân vật được miêu tả cụ thể, chân thực và sống động…” [24;132].
Khảo sát trong Bướm trắng chúng ta thấy độc thoại nội tâm chiếm
gần ½ số trang sách. Đó là một mật độ dày đặc. Đó có thể là những từ ngữ chuyển tiếp của ngôn ngữ trần thuật, biểu đạt những biến động trong lòng người nhiều khi bất chợt vụt đến, chuyển động không ngừng, mâu thuẫn, đối lập nhau, không theo một logic nào hết như: “nhớ lại”, “nghĩ thêm”, “nghĩ”, “tự nhủ”, “tưởng tượng”, “bất giác nghĩ”, theo đuổi suy nghĩ”, “nhận thấy”,…Có cả những dấu hiệu không báo trước, tiếng nói nội tâm vang lên đột ngột giữa lời tường thuật đến dạng thức cao nhất mang màu sắc hiện đại là đối thoại nội tâm.
Tiểu thuyết Bướm trắng xoay quanh thế giới tâm trạng của Trương, một sinh viên trường luật. Bướm trắng là “thế giới bên trong” con người vô
cùng biến động, đó là ý thức và tiềm thức, cái vô lí và cái phi lí, giấc mơ, mê sảng, linh cảm… Đó là thế giới bên trong của Trương, một thanh niên trí thức ho lao, đi tìm tình yêu (cái đẹp) vô vọng trong tuyệt vọng. Tình yêu, cái chết, màu trắng, máu, tự tử, vào tù, sám hối, truỵ lạc, tình yêu, đám ma, đời sống thôn dã…, đó là những phiêu lưu trong tâm hồn Trương được Nhất Linh miêu tả, phân tích một cách tinh vi.
Hành trình tâm lí nhân vật Trương được thể hiện rõ nhất là từ khi chàng đi khám bện để biết rõ số phận mình, cái chết không còn là một ám ảnh xa xôi nữa, nó hiện hình với thời gian định sẵn, sau lời phán xét của bác sĩ Chuyên:
- Phổi thì không nguy lắm. Nhưng tôi sợ, tôi sợ quả tim của anh… - Tôi muốn nói phổi đau có ảnh hưởng đến quả tim
Bắt đầu số phận đau khổ, tuyệt vọng. Trương luôn nghĩ đến cái chết. Chỉ trong 133 trang của tiểu thuyết Bướm trắng, Trương đã nói tới cái chết là 135 lần, nói tới cuộc sống là 105 lần.
Trương không chỉ bị dày vò, đau đớn về cái chết, về cuộc sống chàng còn đau đớn, khốn khổ vì tình yêu. Từ xét đoán mói điều “vô lý”, Trương tự nhận ra mình, tự bộc lộ, khám phá mình.
Trong tiểu thuyết của Nhất Linh,nội tâm nhân vật không chỉ được khám phá qua lời nói, cử chỉ, hành vi mà tác giả còn khai thác thủ pháp độc thoại nội tâm giúp người đọc đi sâu hơn nữa vào tâm hồn nhân vật.
Độc thoại nội tâm của nhân vật, trong nhiều trường hợp, đã kết hợp với lời trần thuật tạo thành dòng nội tâm trữ tình. Dòng nội tâm trữ tình thường xuất hiện khi mà hoàn cảnh bê ngoài khơi gợi cảm hứng, suy nghĩ của nhân vật có thể gọi là hoàn cảnh cảm hứng. Nhân vật thường “tức cảnh sinh tình”, từ một yếu tố tác động của ngoại giới, nhân vật có thể trôi miên man theo dòng hồi ức, liên tưởng để đến với những kỉ niệm hoặc đến với thế giới mộng ước, chìm đắm trong những cảm xúc và suy tưởng của riêng mình. Chính sự gợi hứng đó đã thể hiện rõ thế giới tình cảm mãnh liệt, phong phú, độ nhạy cảm của tâm hồn nhân vật. Dòng nội tâm trữ tình với những cảm xúc cảm tính, chủ quan ấy đã tạo nên độ lắng đọng chất thơ cho tác phẩm.
Ngay từ khi ra tù, cảm giác đầu tiên của Trương là niềm vui sướng khi được gặp Thu. Nhưng “Chàng ngửng nhìn trời qua những cành long não lá non và trong; chàng thấy mình như trở lại hồi còn bé dại, lâng lâng nhẹ nhàng tưởng mình vẫn còn sống một đời ngây thơ trong sạch và bao nhiêu tội lỗi của chàng tiêu tan đi đâu mất hết. Vòm trời trên cao lúc đó, Trương nhận thấy thân mật, êm dịu như vòm trời của ngày xưa, của tuổi thơ đã qua; chàng tưởng vẫn là vòm trời ở phía sau nhà đã bao lần chàng nhìn thấy mỗi khi ra thăm vườn rau của mẹ chàng. Sự liên tưởng gọi chàng nghĩ đến Nhan và miếng đất năm mẫu chàng đã viết giấy nhường cho bà Thiêm” [14;177]. Trôi miên man trong dòng liên tưởng, nhân vật đã liên tiếp chuyển từ dự định này sang dự định khác khiến cho quá trình tâm lí đầy những ngã rẽ bất ngờ.
Khi ra tù, trong giấc mơ Trương mơ “bướm trắng”, “hoa cải vàng” chàng nghĩ tới tương lai giấc mơ tình yêu, cuộc sống tốt đẹp. Hình ảnh “bướm trắng”, “hoa cải vàng” đã bốn lần xuất hiện trong tác phẩm ở những thời điểm quan trọng. Lần đầu là khi tới phòng khám Trương “tưởng tượng đến một
ngày chủ nhật nắng, một ngày đã xa lắm chàng đứng nhìn những con bướm trắng bay trên một luống cải lấm tấm hoa vàng”. Khi biết mình sẽ chết “hình ảnh những con bướm trắng xa xôi một ngày chủ nhật lại hiện ra trước mắt”.
Khi Trương bày tỏ tình yêu với Thu ở quê “những búp bàng màu xanh non phơ phất hồng trắng như một đàn bướm ở đâu bay về đậu yêu”. Lúc ở vũng
bùn của truỵ lạc “hình ảnh tuổi thơ trong sáng…vườn rau mẹ chàng…những
luống đậu nở trắng hoa”. Trước đó cũng vậy, Trương đã cố gắng xa Thu
được sáu tháng vì sợ làm phiền, nhưng chỉ có duy nhất một lần nhìn cảnh vườn nắng, “chắc không bao giờ chàng quên được cái cảnh vườn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh ánh sáng và màu vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc giậu. Hình như trời nắng ở bên kia thế giới”, chàng liền nhớ ngay đến một kỉ niệm cũng gắn bó với cảnh trời nắng và có cảm giác “hình như Thu vừa mới đi ngang khu vườn nắng ngoài cửa sổ”, lập tức Trương nảy ra ý định rời quê lên Hà Nội để gặp Thu.
Thiên nhiên như sợi dây bảo hiểm, khi con người ta chơi vơi, tuyệt vọng, nó giúp cho con người le lói một cái gì đó, tìm về sự bình an của cuộc sống, niềm hi vọng và nhìn rõ mình hơn. Nó là niềm an ủi tươi sáng, khát khao cháy bỏng về tình yêu, lòng ham sống một cuộc sống tươi đẹp. Trương miên man hồi ức lại, nhận định mọi âm thanh của cuộc sống:
“ Ngoài đường cái có tiếng lăn lạch cạch của một chiếc xe bò đi qua, Trương đoán là một chiếc xe rau ở ngoại ô lên chợ sớm. Lòng chàng lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi trẻ trong sáng:
khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thắm, những luồng thìa là lá nhỏ như sương mù và hôm nào trời nắng, những mầm đậu hà lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột. Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng có những con bướm rất xinh ở đâu bay về…”
Sự vận động trong quá trình tâm lí nhân vật, hoàn cảnh cảm hứng với những biểu hiện tương hợp giữa người và ngoại cảnh có tác dụng khắc hoạ rõ nét những khoảnh khắc khó quên trong đời sống tình cảm của nhân vật. Ban đầu ngoại cảnh chỉ là cái cớ gợi cảm xúc, nhưng sau đó cảm xúc dần dần được đưa lên bình diện thứ nhất. Vì thế, ở đây không hoàn toàn là việc tác giả tả cảnh ngụ tình mà là con người tự khám phá tâm hồn mình, đồng hoá thiên nhiên, chiếm lĩnh cảm xúc của mình.
So sánh với Đôi bạn, ta thấy Bướm trắng thiên nhiên được miêu tả ít hơn, tần số xuất hiện không nhiều; tuy nhiên nó lại mang vai trò vô cùng quan trọng giúp nhân vật bộc lộ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ thầm kín của mình. Trong Đôi bạn, ngoại cảnh như một yếu tố không thể thiếu, Nhất Linh miêu tả một đêm trăng Dũng cùng Loan đi dạo trên đường phố, chỉ một chút chạm nhẹ của tà áo Loan đã đưa Dũng về với những kỉ niệm, mơ ước, thúc đẩy Dũng nói với Loan những lời yêu đương: “Ánh trăng đương mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đưa tà áo Loan khẽ chạm vào tay khiến Dũng sực nghĩ mình đi sát gần bên Loan quá. Chàng nhớ đến hôm lễ mừn thọ và cái mơ ước được đi chơi với Loan trong vườn cỏ thơm, gió đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay êm như một cánh bướm… Quả tim chàng đập mạnh… Chàng trông thấy trước mặt bàn tay hơi run run của Loan, hôm nào, cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi Loan mềm và thơm như hai cánh hoa hồng, bao nhiêu thèm muốn ngấm ngầm bấy lâu trong một phút rạo rực nổi dậy” [15;119].
Sự tươi tắn, trong trẻo là quá khứ, còn thực tại là cuộc sống truỵ lạc của Trương trong một nhà “xăm”, sau một đêm mệt mỏi, chìm đắm trong khói thuốc phiện. Thiên nhiên ở đây là một không gian mang tính biểu tượng cho quá khứ tươi đẹp đối lập với hiện tại. Là không gian của tiềm thức, của miền thiêng trong tâm hồn Trương bất chợt tức dậy tiếp thêm cho chàng sức sống, buộc chàng phải nhìn lại mình để mà thay đổi.
Khi so sánh ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên giữa Nhất Linh và Khái Hưng ta thấy có điểm khác biệt. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên trong Bướm trắng nói riêng và trong các tác phẩm của Nhất Linh nói chung nghiêng về vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng. Còn Khái Hưng thì nghiêng về hiện thực, sắc nét. Chẳng hạn đoạn văn Khái Hưng miêu tả hình ảnh ngôi chùa trong buổi chiều tà:
“Phía Tây, sau dãy đồi cỏ biếc, sắc trời đỏ ửng lấp loáng qua các khe đám lá xanh đen. Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng cây, cùng cỏ. Khoảnh khắc mấy bức tường và mấy cái cột gạch quét vôi chỉ còn in hình trong cảnh nhuộm đồng một màu tím thẫm”(Hồn bƣớm mơ tiên).
Độc thoại nội tâm trong Bướm trắng tái hiện sống động hơn, dường
như không có sự can thiệp của tác giả. Tiếng nói nội tâm vang lên đột ngột giữa dòng trần thuật. Chẳng hạn: Trương không nghe Tuyển nói, mắt chàng nhìn vào cửa sổ hé mở để lộ ra một khu vườn nắng. Chắc không bao giờ chàng quên được cái cảnh vườn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh ánh sáng vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc dậu. Hình như trời nắng ở bên kia thế giới. Tai chàng không nghe thấy tiếng Tuyể nói bên cạnh, nhưng nghe rõ cả những tiếng rất nhỏ ngoài kia, tiếng gió trong lá cây, tiếng một con chim sâu bay chuyền trong giậu và cả tiếng một cái ghế hay cái chõng người ta kéo ở bên hàng xóm với tiếng một đứa trẻ con nói giọng:
Trương thấy hiện ra trước mắt cũng một cảnh trời nắng một tháng trước ở Hà Nội. Chàng đã giữ được sáu tháng không lại nhà Thu và chàng chắc sẽ xa được Thu mãi mãi. Cuối mùa hè, có người nói chuyện cho chàng biết là Mỹ đi nghỉ mát ở Sầm Sơn đã về Hà Nội: Chàng dửng dưng như một hôm tình cờ chàng trông thấy mặt Thu, chỉ được trông thoáng qua vì chàng ngồi trên xe ô tô của một người bạn ở Phủ lý về. Xe đi ngang qua một cái phố nhỏ và vừa lúc đó Thu ở trong nhà đi ra nàng lấy tay che trán cho đỡ nắng nên không nhìn thấy Trương. Cái cảnh gặp gỡ không có gì đặc biệt ấy trong lúc chàng biết mình sắp chết này hiện rõ ràng hình như Thu vừa đi ngang khu vườn nắng ngoài cửa sổ. Hôm ấy nàng mặc một chiếc áo màu hoàng yến, căn nhà nàng đến chơi là một căn nhà cổ có một bức tường dài quét vôi trắng và ở trong vườn nhô ra mấy ngọn lấm tấm hoa đỏ. Cảnh gặp Thu đi trong nắng chỉ thoáng qua, nhưng vì thoáng qua nên Trương thấy Thu đẹp lên bội phần và cảnh ấy khiến chàng ăn năn hối hận và thương cho mình, mỗi lần nghĩ đến.
Trương dường như không sống ở thực tại mà sống trong tiềm thức của cá nhân mình. Những âm thanh mà chàng nghe thấy là những âm thanh của quá khứ vang lên trong tâm trí, sau đó chàng tiếp tục những hồi ức về Thu trong lần gặp cách đó một tháng.
Có lúc ngôn ngữ độc thoại nội tâm được cấu tạo ở dạng thức cao hơn như dòng tâm trạng, với nhiều trạng thái, nhiều suy tưởng thậm chí đối lập nhau vang lên trong nội tâm nhân vật. Như lời đối thoại nội tâm của Trương khi về quê dự đám cưới Lan, nhìn các cô phù dâu trang điểm cho nhau, chàng chợt nảy ra ý tưởng cưới Thu làm vợ. Chàng nghĩ đến những ngày vui, những giây phút hạnh phúc khi có Thu, rồi sau đó “chết thì chết”. Trong lòng Trương vang lên những đối thoại ngầm:
- Rồi được chết trong tay Thu còn hơn… còn hơn là chết dần chết mòn không ai thương, chết một cách khốn nạn như bây giờ.
Nhưng ngay trong lúc nghĩ như vậy, chàng vẫn biết có một tiếng ngầm bảo chàng:
- Làm như thế xấu lắm.
Chàng tự bảo đối với chàng thì không có cái xấu cả, chàng là một người sắp chết đến nơi cần gì xấu với tốt. Tuy không cần gì cả, tuy việc xấu đến đâu chàng cũng có thể làm được không bao giờ mình tự khinh mình, mà chàng vẫn thấy trước rằng không thể nào làm việc cưới Thu…
Trương nghĩ đến những ngày vui trước khi cưới, đến cái phút mình được Thu về với mình, hoàn toàn về riêng của mình trong một căn phòng thơm và đẹp như một động tiên. Chàng nghĩ đến đôi môi của Thu hôm mới